CFA20/06/2024

Vòng Quay Vốn Lưu Động Là Gì? Công Thức Và Cách Tính Ra Sao?

Vòng quay vốn lưu động, một trong những yếu tố quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu rõ và nắm được cách tính vòng quay vốn lưu động, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Cùng SAPP tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1. Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động còn được gọi là chu kỳ vòng quay vốn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc quản lý hiệu suất tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Vòng quay vốn lưu động chính là thời gian để một đơn vị vốn có thể quay trở lại và tái sử dụng trong quá trình kinh doanh. Số vòng quay càng cao càng cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. 

2. Cách tính vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động là một chỉ số quan trọng trong tài chính doanh nghiệp, cho biết tần suất vốn của doanh nghiệp được quay vòng để tạo ra doanh thu. Công thức tính vòng quay vốn lưu động thường được thực hiện bằng cách sử dụng các thông tin trong báo cáo tài chính.

Công thức cụ thể để tính vòng quay vốn lưu động:

công thức tính vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động trung bình

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Doanh số công ty có được từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi tất cả các chi phí và phí.

  • Vốn lưu động trung bình: Giá trị trung bình của tài sản và nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp sử dụng để duy trì hoạt động kinh doanh.

3. Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Nó mang theo nhiều ý nghĩa trong việc quản lý và đánh giá hiệu suất tài chính của một tổ chức. Một số ý nghĩa chính:

ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động

  • Hiệu suất tài chính: Số vòng quay vốn lưu động cho biết tần suất vốn của doanh nghiệp được quay vòng để tạo ra doanh thu. Số vòng quay cao thường cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả. Ngược lại, số vòng quay thấp có thể cho thấy sự lãng phí tài sản hoặc khả năng sinh lời thấp.

  • Quản lý tồn kho: Vòng quay vốn lưu động nhanh thường liên quan đến việc duy trì mức tồn kho thấp, giảm nguy cơ tồn hàng dư thừa, và giảm chi phí lưu trữ.

  • Quản lý công nợ: Nếu doanh nghiệp có số vòng vốn lưu động chậm do việc thu nợ chậm trễ, họ có thể tập trung vào cải thiện quá trình thu tiền của họ.

  • Tối ưu hóa vốn: Xác định chu kỳ vòng quay của vốn lưu động có thể giúp doanh nghiệp xác định mức vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Từ đó, doanh nghiệp tránh được tình trạng vốn bị kẹt hoặc lãng phí vốn.

  • Dự báo tài chính: Số vòng quay của vốn lưu động cung cấp thông tin quan trọng để dự đoán tài chính trong tương lai. Doanh nghiệp sẽ dự đoán mức vốn cần thiết cho các hoạt động tương lai và tạo kế hoạch tài chính dự phòng.

4. Ví dụ vận dụng tính vòng quay vốn lưu động

Công ty XYZ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ có các thông tin tài chính cho năm tài chính kết thúc 31/12/N. Hãy tính vòng quay vốn lưu động từ số liệu?

(đơn vị tỷ đồng)

  • Doanh thu thuần: 25.768. 

  • Tài sản ngắn hạn đầu kỳ: 5.925.

  • Nợ ngắn hạn đầu kỳ: 5.043.

  • Tài sản ngắn hạn cuối kỳ: 11.883.

  • Nợ ngắn hạn cuối kỳ: 10.423.

Ta có:

  • Vốn lưu động đầu kỳ = Tài sản ngắn hạn đầu kỳ – Nợ ngắn hạn đầu kỳ= 5.925 – 5.043 = 882.

  • Vốn lưu động cuối kỳ = Tài sản ngắn hạn cuối kỳ – Nợ ngắn hạn cuối kỳ = 11.883 – 10.423 = 1.460.

  • Vốn lưu động bình quân = (882 + 1.490) : 2 = 1.171.

=> Vòng quay vốn lưu động của công ty X = 25.768 : 1.171 = 22 vòng.

5. Những lưu ý để quản lý vòng quay vốn hiệu quả

Quản lý vòng quay vốn lưu động một cách hiệu quả có thể cung cấp lợi ích lớn cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa tài chính và tăng cường hiệu suất hoạt động. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng để quản lý vòng quay vốn hiệu quả:

Những lưu ý để quản lý vòng quay vốn hiệu quả

  • Quản lý tồn kho: Doanh nghiệp cần theo dõi và kiểm soát tồn kho để tránh việc lưu trữ quá mức. Sử dụng chiến lược quản lý tồn kho để giảm thiểu sự dư thừa trong kho.

  • Quản lý công nợ: Theo dõi chu kỳ thanh toán từ khách hàng để đảm bảo thanh toán kịp thời. Xác định và xử lý các khách hàng nợ cần được quản lý một cách chặt chẽ.

  • Tối ưu hóa chu kỳ thu chi: Điều chỉnh chu kỳ thu chi để tối ưu hóa thời gian trung bình của vòng quay vốn. Tối ưu hóa thời gian thanh toán cho nhà cung cấp giúp cải thiện hiệu quả tài chính.

  • Duy trì dòng tiền dương: Đảm bảo rằng dòng tiền luôn dương bằng cách tối ưu hóa việc thu tiền từ khách hàng. Điều chỉnh chính sách thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hơn.

  • Theo dõi và đánh giá thường xuyên: Doanh nghiệp cần liên tục theo dõi và đánh giá các chỉ số liên quan đến số vòng quay vốn lưu động để điều chỉnh và cải thiện quá trình quản lý vốn.

  • Sử dụng công nghệ: Áp dụng phần mềm và các công cụ tự động hóa để cải thiện quản lý vốn và giảm thiểu sai sót con người trong quá trình quản lý vốn.

Tạm kết

Thông qua việc tuân theo các lưu ý này, doanh nghiệp có thể dễ dàng cải thiện công tác quản lý vốn và tối ưu hóa tài chính một cách dễ dàng. Từ đó, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao hiệu quả hơn.

Trong bài chia sẻ này, chúng ta đã tìm hiểu về vòng quay vốn lưu động là gì, công thức tính, và cách áp dụng để quản lý tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả. Hy vọng những thông tin kiến thức SAPP Academy chia sẻ giúp ích trong học tập và làm việc về tài chính doanh nghiệp của bạn. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA – “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Phân tích – Đầu tư – Tài chính để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

khóa học cfa online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

​​​​​​​5+ Cách Đầu Tư Tiền Thông Minh Để “Tiền Đẻ Ra Tiền”

Cách đầu tư thông minh không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn giúp "tiền...

Bí Quyết Phân Tích Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp

Bật mí bí quyết phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp chính xác,...

​​​​​​​Nên Đầu Tư Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng Nào An Toàn Nhất?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một kênh đầu tư mang lại nguồn lợi nhuận...

#Trái Phiếu Là Gì | Đặc Điểm, Các Loại Trái Phiếu Hiện Hành

Bên cạnh cổ phiếu thì trái phiếu cũng là một hình thức đầu tư sinh...

Kinh Nghiệm Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Tối Ưu Chi Phí

Kinh nghiệm lập kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và cách triển khai...

#1 Ocf Là Gì? Tìm Hiểu Về Dòng Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh

  Những nhà đầu tư khi đọc Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp...

#Ngành Phân Tích Tài Chính Học Trường Nào Tốt Nhất Hiện Nay?

Ngành phân tích Tài Chính học trường nào chính là một trong những câu hỏi...

#1 Tự Doanh Chứng Khoán là Gì? Đặc Điểm & Quy Định Hiện Nay

Hiện nay tự doanh chứng khoán đã không còn xa lạ đối với nhiều doanh...