ACCA20/06/2024

Lộ Trình Luyện Thi Vào Big4

Big4 là tên gọi rất quen thuộc của 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới: PricewaterhouseCoopers (PwC), KPMG, Ernst & Young (EY) và Deloittle. Mỗi năm, có hàng nghìn hồ sơ ứng tuyển, nhưng rất ít ứng viên may mắn được trở thành thực tập sinh. Vậy làm thế nào để vượt qua kỳ tuyển dụng gắt gao này? Bạn cần chuẩn bị gì để có một lộ trình luyện thi trong 4 năm đại học?

1. Các Vòng Tuyển Dụng Của BIG4

Mỗi Big đều có những tiêu chuẩn khác nhau để tuyển chọn ứng viên. Tuy nhiên việc tuyển chọn đều diễn ra với 4 vòng chính:

  • Vòng 1: CV
  • Vòng 2: Test kiến thức
  • Vòng 3: Phỏng vấn nhóm
  • Vòng 4: Phỏng vấn cá nhân

2. Chuẩn Bị Tuyển Dụng BIG4 

Để luyện thi vào BIG4 hiệu quả, không còn cách nào khác là bạn phải hiểu chính mình. Hơn nữa, nắm rõ yêu cầu từng vòng thi sẽ là “bí kíp” giúp bạn thành công.

1. Vòng CV

Một CV cần có đầy đủ thông tin về: Họ tên, mục tiêu nghề nghiệp, thành tích học tập/ngoại khóa, kinh nghiệp làm việc, sở thích… Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào các thông tin này để quyết đinh cho bạn đi tiếp hay dừng lại.

Bởi vậy, bạn cần tạo ra những dòng thông tin này trung thực và ấn tượng. Bạn sẽ làm gì để có được điều đó?

Đối với năm 1

Bạn còn rất nhiều thời gian để chuẩn bị tuy nhiên không nên nghỉ xả hơi quá lâu sau kỳ thi Đại học. Trì hoãn là kẻ thù của thành công! Bạn nên tham gia CLB, đi nghe các buổi hội thảo (talkshow, coffee talk), hoặc đi làm thêm để có thêm kỹ năng mềm và định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

  • Câu lạc bộ (CLB) sẽ giúp bạn học được cách làm việc với người khác, cách chịu trách nhiệm về công việc hay cách tổ chức tiến hành một công việc. Những kỹ năng này cần thiết cho mọi nghề nghiệp. Rèn luyện kỹ năng là cả một quá trình, đòi hỏi người học phải tự rèn luyện, trau chuốt mỗi ngày.
  • Các buổi hội thảo định hướng nghề nghiệp với những anh/chị đã, đang làm nghề bạn muốn theo đuổi sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về sự nghiệp của mình. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi. Đừng nghĩ rằng mình mới là sinh viên năm 1, còn ngây ngô nên ngại chẳng muốn hỏi. Bạn nên đi hội thảo để có được thông tin cơ bản nhất cho định hướng của chính mình.
  • Công việc làm thêm: Năm 1 cũng là lúc bạn có đủ thời gian để thử các công việc làm thêm. Làm gia sư, làm ở quán coffee, làm sale, etc đều mang lại cho bạn những kinh nghiệm nhất định. Cứ thử đi, đừng sợ. Bạn đang là “tỷ phú” thời gian.

Đối với năm 2

Nếu bạn tích cực hoạt động trong CLB, bạn có thể sẽ lên làm Trưởng ban/Chủ tịch. Đừng ngại ứng tuyển vào những vị trí như vậy. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm việc làm lãnh đạo. Bây giờ, bạn cần biết phân chia công việc hợp lý để mọi người trong team không thấy chán nản hay khúc mắc với nhau. Bạn cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc với thầy cô, hay các nhà tài trợ của CLB. Đây là thời cơ tốt để bạn mở rộng mối quan hệ của mình. Những thành tích hoạt động CLB sẽ là điểm sáng trong CV của bạn.

Nếu bạn không muốn hoạt động CLB nữa, hay không có cơ hội làm lãnh đạo ở CLB, thì hãy đầu tư vào học tập. Không phải ai cũng có cơ hội ở CLB nên nếu không được, bạn đừng buồn. Năm 2 là lúc bạn bắt đầu được học những môn chuyên ngành. Hãy tập trung học thật tốt những môn này. Bạn cũng nên bắt đầu học các chứng chỉ chuyên ngành như ACCA, ICAEW… để tập quen với các thuật ngữ tiếng Anh. Bạn có thể ghi việc học các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế vào CV để thể hiện mình có định hướng rất rõ ràng về tương lai.

Đối với năm 3

Kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm từ hoạt động CLB, từ việc làm thêm đã được tích lũy ở mức nhất định. Đến lúc này, bạn nên tham gia các cuộc thi chuyên ngành. Đây cũng chính là cách bạn luyện thi thực tế nhất. Bạn sẽ có cơ hội để tự nhìn lại bản thân mình. Quá trình ôn tập và thi sẽ giúp bạn nhìn ra điểm mạnh, yếu của mình và những “đối thủ” tiềm năng trong tương lai. Yếu ở đâu, bạn nên cải thiện ngay lập tức. Thời gian không còn dài.

Đối với năm 4

Đến lúc này, CV của bạn có thể sẽ không thể thêm thông tin gì hơn nữa. Bạn đã thực hiện hết những điều này từ các năm trước rồi. Công việc cần làm là sắp xếp lại các thông tin bạn có về mình để CV thật ấn tượng. Bạn có thể tham gia các khóa học chuẩn bị tuyển dụng để tổng hợp kiến thức và luyện tập từng vòng tuyển dụng được kỹ càng hơn.

Lưu ý: Mọi thông tin trong CV sẽ được hỏi trong vòng phỏng vấn cá nhân. Vậy nên hãy đảm bảo bạn hiểu rõ CV và có câu chuyện thật cho những thông tin trong đó. Đừng cố gắng “xào” CV chỉ để nó ấn tượng ở những vòng đầu.

2. Vòng Test kiến thức

Bài Test thường có các phần: kiến thức chuyên ngành (Kế toán, Kiểm toán, Thuế), kiến thức xã hội (hiểu biết chung), IQ, viết luận. Bạn có thể tham khảo bài Test kiến thức của Big4 tại phần cuối của cuốn Cẩm Nang Tuyển Dụng Big4.

3. Vòng Phỏng Vấn Nhóm

Đây sẽ là bài kiểm tra lớn cho kỹ năng mềm của bạn. Phối hợp với teammates thế nào, làm thể nào để team hoạt động thật hiệu quả, etc đều đã được bạn rèn luyện từ năm 1, năm 2. Tự tin nói lên quan điểm của mình, tự tin thảo luận với teammates là tips giúp bạn thành công.

4. Vòng Phỏng Vấn Cá Nhân

Vòng này vừa khó nhất, cũng vừa dễ nhất. Không có một khung mẫu nào là tốt nhất để chuẩn bị. Bí kíp duy nhất đó là: Là chính mình! Bạn nên chuẩn bị luyện tập trước một vài dạng câu hỏi thường gặp trong vòng phỏng vấn BIG4.

Bạn không nên bảo vệ quan điểm thái quá. Nhà tuyển dụng sẽ thích những ứng viên dám đưa ra chính kiến và bảo vệ chính kiến đó nhưng họ hoàn toàn không thích những ứng viên với cái đầu quá nóng và nói quá nhiều. Nói chuyện cũng là một kỹ năng bạn cần rèn luyện trong 4 năm đại học. Tiếp xúc thật nhiều, cọ xát thật nhiều trong cả 4 năm là cách duy nhất giúp bạn luyện tập kỹ năng này.

Trở thành thực tập sinh ở Big4 khó nhưng không phải là không thể nếu bạn có chiến lược rõ ràng. 4 năm Đại học, gần 1500 ngày, tưởng là dài mà lại vô cùng ngắn ngủi. Thành công sẽ không đến nếu bạn tiếp tục trì hoãn. Hãy hành động ngay hôm nay để có được thành công trong tương lai.

>> Xem thêm:


NHẬN ƯU ĐÃI KHÓA CHUẨN BỊ TUYỂN DỤNG

KỲ INTERNSHIP 2020 – 2021 TẠI ĐÂY

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#1 So Sánh Chứng Chỉ ACCA Và CPA Chi Tiết Cụ Thể Cho Từng Đối Tượng

Tổng hợp so sánh chứng chỉ ACCA và CPA chi tiết cụ thể đối với...

Học ACCA Có Làm Giám Đốc Tài Chính (CFO) Được Không?

Học ACCA có thể làm đảm nhiệm chức vụ Giám đốc tài chính (CFO) không?...

Học ACCA Chuyển Đổi Sang CPA Việt Nam Như Thế Nào?

Cách để chuyển đổi từ ACCA sang CPA Việt Nam dễ hay khó? Cách chuyển...

Kinh Nghiệm Học & Thi F7 ACCA Của Nguyễn Vũ Khải

F7 ACCA – Lập báo cáo tài chính là môn học không quá khó thi...

# Nguyên Tắc Cơ Sở Dồn Tích Là Gì? Nội Dung Và Ứng Dụng

Nguyên tắc cơ sở dồn tích trong kế toán là gì? Tìm hiểu về nội...

Tổng Hợp 10 Dạng Câu Hỏi Trong Đề Test BIG4 Thường Gặp

Dù mới đầu tháng 8, nhưng ít nhất 2 BIG đã mở đơn tuyển dụng...

Từ Kế Toán Viên Thành Chủ Doanh Nghiệp Với Chương Trình ACCA

Bạn đang phân vân có nên đi học chương trình ACCA hay không? Một chương...

Lịch Khai Giảng đăng ký học ACCA & Ưu Đãi Học Phí Tại Hà Nội Tháng 4 – 5/2022

Học ACCA với 100% giảng viên là ACCA Member, cam kết đầu ra với ưu...