CFA18/03/2025

Thông tin tổng quan từ A – Z các môn học CFA 3 Level

Các môn học CFA gồm những môn gì? Và những môn học nào sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất? Trong bài viết này, SAPP sẽ hệ thống và giải thích chi tiết từng môn học CFA để bạn có thể hiểu rõ nội dung, mức độ khó và tầm quan trọng của từng môn trong chương trình học.

1. Các môn học của CFA

Nhiều người học khi mới bắt đầu tìm hiểu về chứng chỉ CFA thường thắc mắc CFA học gì, gồm có bao nhiêu môn? Cùng SAPP tìm hiểu kỹ về từng môn học của cả 3 level để trả lời câu hỏi “CFA học những gì?”, và đi vào chi tiết nội dung học CFA.

1.1. Các môn học CFA Level 1

Chương trình CFA level 1 thường cung cấp về những kiến thức, khả năng hiểu các công cụ, và khái niệm nền tảng trong lĩnh vực tài chính. Chương trình học bao gồm 10 chủ đề trọng tâm được chia làm 3 nhóm môn khác nhau như sau:

STT Môn học Tỷ trọng thi
1 Quantitative Method Phân tích định lượng 8 – 12%
2 Economics Phân tích môi trường kinh tế vĩ – vi mô 8 – 12%
3 Financial Statement Analysis Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 13 – 17%
4 Corporate Issuers Phân tích các quyết định tài chính doanh nghiệp 8 – 12%
5 Equity Investments Đầu tư cổ phiếu 10 – 12%
6 Fixed Income Đầu tư trái phiếu và các công cụ nợ 10 – 12%
7 Derivatives Các công cụ phái sinh 5 – 8%
8 Alternative Investment Các loại hình đầu tư thay thế 5-  8%
9 Portfolio Management & Wealth Planning Quản lý danh mục đầu tư 5 – 8%
10 Ethical & Professional Standards Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp 15 – 20%

1.2. Các môn CFA Level 2

Chương trình CFA Level 2 tập trung vào việc áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, giúp thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Khóa học trang bị cho bạn khả năng đánh giá đầu tư, phân tích rủi ro và xây dựng chiến lược, đồng thời rèn luyện tư duy phân tích và kỹ năng ra quyết định quan trọng trong lĩnh vực tài chính.

Nội dung và kỳ thi Level 2 sẽ chuẩn bị cho bạn sẵn sàng với những thách thức phân tích trong các vai trò tài chính chuyên nghiệp, đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho Level 3.

STT Môn học Nội dung đào tạo Tỷ trọng kiến thức
1 Ethical and Professional Standards Ở Level 2, môn Ethics tiếp tục củng cố những khái niệm cốt lõi từ Level 1, với trọng tâm là Bộ Quy tắc Đạo đức và Tiêu chuẩn Ứng xử Nghề nghiệp của Viện CFA (CFAI). 10-15%
2 Quantitative Methods Quantitative Methods trong CFA Level 2 tập trung vào các công cụ phân tích và phương pháp thống kê, mở rộng từ những khái niệm nền tảng ở Level 1. 5-10%
3 Economics Economics đi sâu vào các nguyên tắc kinh tế vĩ mô và vi mô, bao gồm cung và cầu, cấu trúc thị trường, cùng với chính sách tài khóa và tiền tệ trong Level 2. 5-10%
4 Financial Statement Analysis Với Level này, môn học Financial Statement Analysis tập trung vào đánh giá chuyên sâu các báo cáo tài chính, nhấn mạnh tác động của các chuẩn mực và phương pháp kế toán đối với chất lượng báo cáo. 10-15%
5 Corporate Issuers Chúng ta cùng gặp lại môn học Corporate Issuers trong Level 2. Tại đây, học viên sẽ tập trung vào quản trị công ty, quản lý các bên liên quan và các quyết định tài chính quan trọng. 5-10%
6 Fixed Income Fixed Income trong CFA Cấp độ 2 tập trung vào đặc điểm, định giá và các yếu tố rủi ro của chứng khoán nợ. Các chủ đề bao gồm định giá trái phiếu, chênh lệch lợi suất và chứng khoán hóa, với trọng tâm là phân tích tín dụng và đo lường rủi ro. 10-15%
7 Portfolio Management Mở rộng các kiến thức cơ bản từ Level 1, Portfolio Management trong CFA Level 2 sẽ tập trung vào phân tích rủi ro và lợi nhuận, xây dựng danh mục đầu tư và các chiến lược đầu tư phù hợp cho cả khách hàng cá nhân và tổ chức. 10-15%
8 Equity Valuation Trong Level 2, Equity Valuation sẽ tập trung vào việc phân tích các ngành, công ty và chứng khoán cổ phiếu thông qua các mô hình định giá. 10-15%
9 Derivative Investments Với môn học này, người học sẽ được cung cấp một khung lý thuyết để hiểu về các công cụ phái sinh và cách định giá chúng. 5-10%
10 Alternative Investments Alternative Investments trong CFA Level 2 đi sâu vào các loại tài sản phi truyền thống như quỹ phòng hộ, vốn tư nhân, bất động sản, hàng hóa và cơ sở hạ tầng. 5-10%

1.3. Các môn học CFA Level 3

Chương trình CFA Level 3 không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên sâu mà còn nhấn mạnh vào khả năng ứng dụng thực tiễn trong quản lý danh mục đầu tư và lập kế hoạch tài chính. Kỳ thi Level 3 yêu cầu thí sinh phải biết cách tổng hợp và vận dụng linh hoạt các khái niệm, phương pháp phân tích vào các tình huống thực tế.

STT Môn học Nội dung đào tạo Tỷ trọng kiến thức
1 Asset Allocation Môn này sẽ tập trung nghiên cứu về các kỳ vọng của thị trường vốn và các phương pháp phân bổ tài sản. Bạn sẽ được học về các mô hình kinh tế, phân tích và dự báo kinh tế cho các loại tài sản khác nhau. 15 – 20%
2 Portfolio Construction Phần này trong CFA Cấp độ 3 sẽ tập trung vào các phương pháp và yếu tố quan trọng trong quản lý danh mục đầu tư. Nội dung bao quát các hoạt động quản lý danh mục đối với nhiều loại tài sản, bao gồm cổ phiếu, thu nhập cố định và các khoản đầu tư thay thế. 15 – 20%
3 Performance Measurement Trong phần này, người học sẽ được tìm hiểu thêm về các phương pháp đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư, bao gồm lựa chọn chỉ số tham chiếu, phân tích đóng góp hiệu suất và thẩm định kết quả đầu tư. 5 – 10%
4 Derivatives and Risk Management Môn học có thể coi thú vị nhất trong chương trình CFA Level 3. Trọng tâm của môn học này là tập trung vào cách ứng dụng các chiến lược quyền chọn trong việc phân tích cơ hội đầu tư và quản lý rủi ro. 10-15%
5 Ethical and Professional Standards Bạn sẽ được tìm hiểu những đặc điểm cốt lõi và nguyên tắc định giá của các công cụ cam kết kỳ hạn. Ngoài ra khái niệm về kinh doanh chênh lệch giá cũng được đề cập trong bài. 10-15%
6 Pathways Đây là phần học tự chọn của thí sinh. Dựa theo định hướng riêng mỗi người mà các ứng viên sẽ tự lựa chọn theo 1 trong 3 Specialized Pathway: Portfolio Management, Private Wealth hoặc Private Markets.Nội dung của từng pathway:

  • Portfolio Management Pathway: Tập trung vào việc thiết lập, quản lý, tối ưu hóa và đánh giá hiệu suất danh mục đầu tư, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh.
  • Private Wealth Pathway: Pathway này cung cấp cái nhìn toàn diện về lộ trình tài chính cá nhân, từ giai đoạn đầu xây dựng tài sản khi còn trẻ đến quá trình bảo toàn và chuyển giao tài sản sau này.
  • Private Markets Pathway: Pathway này thường phù hợp với những người làm công ty tư nhân hay các vị trí tài chính chiến lược, đầu tư mạo hiểm.
30 – 35%

2. Nội dung chi tiết các môn học trong CFA

2.1. Quantitative Methods (Các phương pháp phân tích định lượng)

Quantitative Methods là một môn học quan trọng và mang tính nền tảng trong chương trình học chứng chỉ CFA. Môn học này tập trung vào các khái niệm cốt lõi như giá trị theo thời gian của tiền, giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dòng tiền, cùng với các nguyên tắc về xác suất, thống kê và kiểm định giả thuyết.

Việc nắm vững những kiến thức này sẽ mang lại lợi thế đáng kể khi tiếp cận các chủ đề nâng cao như Định giá tài sản và Quản lý danh mục đầu tư trong các cấp độ tiếp theo của chương trình CFA.

Tỷ trọng của môn Quantitative Methods trong từng Level CFA như sau: 

Tỷ trọng môn Quantitative Methods

Nhìn chung, kiến thức về Quantitative Methods được đề cập chủ yếu trong chương trình CFA Level 1 và Level 2. Mặc dù môn học này không chiếm tỷ trọng quá lớn so với các môn khác, nhưng lại đóng vai trò nền tảng, hỗ trợ việc tiếp thu những chủ đề chuyên sâu hơn. Vì vậy, bạn không nên xem nhẹ mà cần học tập nghiêm túc, nắm vững các phương pháp định lượng để tạo tiền đề vững chắc cho các môn học tiếp theo.

Trong 2 Level đầu tiên, môn học Quantitative Methods sẽ bao hàm những phần kiến thức sau:

2.1.1. Trong phạm vi môn học CFA Level 1

Môn Quantitative Methods trong CFA Level 1 cung cấp nền tảng toán học và thống kê quan trọng để phân tích dữ liệu tài chính, đo lường rủi ro và hỗ trợ ra quyết định đầu tư. Đây là công cụ giúp bạn hiểu cách dữ liệu được thu thập, xử lý và diễn giải trong các mô hình tài chính.

Quantitative methods level 1

Các nội dung trong môn học tập trung vào lãi suất, xác suất, thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính và các phương pháp mô phỏng, giúp bạn có cái nhìn định lượng về thị trường tài chính và tối ưu hóa chiến lược đầu tư.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Rates and Returns (Lãi suất và lợi suất) Giới thiệu các khái niệm về lãi suất, tỷ suất sinh lợi và cách đo lường hiệu suất đầu tư
M2 Time Value of Money in Finance (Giá trị thời gian của dòng tiền) Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, bao gồm giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dòng tiền
M3 Statistical Measures of Asset Returns (Các công cụ thống kê đo lường lợi suất tài sản) Các thước đo thống kê giúp đánh giá tỷ suất sinh lợi của tài sản, như trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn
M4 Probability Trees and Conditional Expectations (Xác suất và thước đo lợi suất, rủi ro) Ứng dụng cây xác suất và kỳ vọng có điều kiện trong phân tích tài chính.
M5 Portfolio Mathematics (Thước đo lợi suất, rủi ro của danh mục)  Các nguyên tắc toán học trong xây dựng và quản lý danh mục đầu tư
M6 Simulation Methods (Phương pháp mô phỏng) Phương pháp mô phỏng để đánh giá rủi ro và dự báo hiệu suất tài sản
M7 Estimation and Inference (Ước lượng và suy luận) Các phương pháp ước lượng thống kê và suy luận dữ liệu trong phân tích tài chính
M8 Hypothesis Testing (Kiểm định giả thuyết) Kiểm định giả thuyết nhằm đưa ra kết luận dựa trên dữ liệu mẫu
M9 Parametric and Non-Parametric Tests of Independence (Kiểm định tính độc lập) Phương pháp kiểm định mối quan hệ giữa các biến số bằng cách tiếp cận tham số và phi tham số
M10 Introduction to Linear Regression (Giới thiệu về hồi quy tuyến tính) Hồi quy tuyến tính đơn giản, công cụ quan trọng để phân tích mối quan hệ giữa các biến tài chính.
M11 Introduction to Big Data Techniques (Giới thiệu về kỹ thuật big data) Giới thiệu các kỹ thuật dữ liệu lớn (Big Data) trong phân tích tài chính hiện đại.

2.1.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Môn Quantitative Methods trong CFA Level 2 tiếp tục mở rộng kiến thức từ Level 1, tập trung vào các phương pháp phân tích dữ liệu tài chính chuyên sâu hơn.

Quantitative methods level 2

Các chủ đề trong chương trình không chỉ giúp thí sinh hiểu rõ hơn về hồi quy đa biến, kiểm định mô hình và phân tích chuỗi thời gian mà còn giới thiệu những công nghệ hiện đại như machine learning và big data trong phân tích tài chính. Những kiến thức này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá rủi ro, dự báo thị trường và hỗ trợ ra quyết định đầu tư một cách chính xác hơn.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Basics of Multiple Regression and Underlying Assumptions (Hồi quy đa biến và các giả định) Giới thiệu các nguyên tắc cơ bản của hồi quy đa biến và các giả định quan trọng trong mô hình. 
M2 Evaluating Regression Model Fit and Interpreting Model Result (Đánh giá và giải thích kết quả mô hình hồi quy) Hướng dẫn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua bảng ANOVA và các thước đo thống kê. 
M3 Model misspecification (Đặc tả sai mô hình) Phân tích ảnh hưởng của lỗi mô hình đến kết quả phân tích hồi quy. Nội dung bao gồm các vấn đề thường gặp như phương sai thay đổi (heteroskedasticity), tự tương quan (serial correlation), và đa cộng tuyến (multicollinearity), cũng như cách khắc phục chúng.
M4 Extensions of Multiple Regression (Mở rộng về hồi quy đa biến) Mở rộng ứng dụng hồi quy đa biến vào phân tích tài chính
M5 Time-Series Analysis (Phân tích chuỗi thời gian) Giới thiệu mô hình chuỗi thời gian, giúp phân tích và dự báo dữ liệu tài chính theo thời gian, chẳng hạn như doanh thu theo quý của một công ty. 
M6 & M7 Machine Learning & Big Data Projects (Machine Learning & Big Data) 
  • Cung cấp kiến thức về các thuật toán machine learning được ứng dụng trong đầu tư, bao gồm học máy không giám sát, mạng nơ-ron nhân tạo và deep learning.
  • Khám phá tác động của dữ liệu lớn (Big Data) đối với phân tích tài chính. Nội dung bao gồm cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc để đưa ra dự báo, phát hiện bất thường trên thị trường, và nghiên cứu thực tế về phân tích tâm lý thị trường trong dự báo giá cổ phiếu.

2.1.3. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Môn Quantitative Methods cung cấp nền tảng quan trọng về các phương pháp định lượng, giúp học viên hiểu và áp dụng các công cụ phân tích thống kê, mô hình toán học trong tài chính và đầu tư. Khi hoàn thành môn học, học viên CFA có thể phát triển các kỹ năng quan trọng sau:

  • Hiểu và ứng dụng các nguyên tắc về tỷ suất sinh lợi, giá trị thời gian của tiền và phương pháp định giá tài sản tài chính.
  • Sử dụng các công cụ thống kê và xác suất để phân tích dữ liệu tài chính và đo lường rủi ro.
  • Xây dựng và đánh giá các mô hình hồi quy để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và tài chính.
  • Ứng dụng phân tích chuỗi thời gian trong dự báo xu hướng thị trường và biến động giá tài sản.
  • Kiểm định giả thuyết và suy luận thống kê để đưa ra quyết định đầu tư dựa trên dữ liệu thực nghiệm.
  • Sử dụng Machine Learning và Big Data để khai thác dữ liệu lớn, phát hiện cơ hội đầu tư và tối ưu hóa danh mục đầu tư.
  • Phát triển tư duy phân tích và kỹ năng lập mô hình tài chính, hỗ trợ đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả.

Xem thêm: Chinh phục Quantitative Methods CFA – môn học về phương pháp định lượng

2.2. Economics (Kinh tế học)

Môn Economics (Kinh tế học) trong chương trình CFA cung cấp kiến thức nền tảng vững chắc về kinh tế vi mô và vĩ mô, giúp học viên có khả năng phân tích rủi ro hệ thống trên thị trường tài chính. Thông qua môn học này, người học có thể hiểu rõ các yếu tố kinh tế tác động đến thị trường tài chính và đưa ra các quyết định đầu tư sáng suốt dựa trên bối cảnh kinh tế. 

Tỷ trọng của môn Economics trong từng cấp độ CFA:

Trong kỳ thi CFA, môn Kinh tế học (Economics) chiếm tỷ trọng từ 5% – 10% tùy theo cấp độ. Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất từ Viện CFA năm 2025, môn này đã được loại bỏ khỏi đề thi CFA Level 3. Dù có tỷ trọng không quá lớn so với các môn khác, Economics vẫn đóng vai trò cốt lõi, cung cấp nền tảng quan trọng giúp học viên tiếp cận và hiểu sâu hơn những môn học mang tính chuyên môn cao trong chương trình CFA.

Tỷ trọng môn Economics trong bài thi CFA

2.2.1. Trong phạm vi các môn học của CFA Level 1

Trong phạm vi các môn học của CFA Level 1, người học sẽ có cái nhìn tổng quan về các chủ đề Kinh tế Vĩ mô – Vi mô.

  • Các chủ đề về kinh tế vĩ mô – đưa ra bối cảnh của nền kinh tế: tổng cung tổng cầu của nền kinh tế và các chỉ số đánh giá nền kinh tế (GDP, thu nhập quốc dân, mức độ thất nghiệp, lạm phát,…), các chính sách của chính phủ ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế, dòng vốn quốc tế và tỷ giá giữa các quốc gia
  • Kinh tế vi mô – giải thích cách các chủ thể kinh tế đưa ra quyết định của mình trong môi trường kinh tế mà chúng hoạt động: quy luật cung cầu đối với thị trường và doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp trong từng chu kỳ kinh tế.

Economics Level 1

Cụ thể, người học sẽ đi qua những module sau trong quá trình học Economics Level 1.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 The Firm and Market Structures (Cấu trúc thị trường) Nghiên cứu các loại cấu trúc thị trường và sự khác biệt giữa chúng.
M2 Understanding Business Cycles (Chu kỳ kinh doanh) Giới thiệu về chu kỳ kinh doanh điển hình và đặc điểm của từng giai đoạn.
M3 Fiscal Policy (Chính sách tài khóa) Vai trò, mục tiêu và các công cụ của chính sách tài khóa, ưu và nhược điểm của chúng.
M4 Monetary Policy (Chính sách tiền tệ) Vai trò, mục tiêu của ngân hàng trung ương, các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ và cơ chế truyền dẫn tiền tệ.
M5 Introduction to Geopolitics (Giới thiệu về địa chính trị) Tổng quan về địa chính trị, hành vi của quốc gia và quan hệ quốc tế dưới tác động của vị trí địa lý.
M6 International Trade (Thương mại quốc tế) Chi phí và lợi ích của mậu dịch quốc tế, so sánh các biện pháp hạn chế thương mại quốc tế.
M7 Capital Flows and the FX Market (Lưu chuyển vốn quốc tế và thị trường ngoại hối) Chức năng và người tham gia của thị trường ngoại hối, phân biệt tỷ giá hối đoái thực tế và tỷ giá danh nghĩa.
M8 Exchange Rate Calculations (Tính toán tỷ giá hối đoái) Tính toán tỷ giá hối đoái và giải thích tỷ giá chéo của các loại tiền tệ.

2.2.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Economics Level 2

Thay vì xoay quanh nhiều chủ đề như Economics CFA Level 1, ở cấp độ Level 2, môn học CFA đi sâu vào tỷ giá hối đoái, cũng như tăng trưởng kinh tế và sự điều tiết của nền kinh tế thông qua quy định và hệ thống pháp lý.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Currency Exchange Rates: Understanding Equilibrium Value (Tỷ giá hối đoái: Giá trị cân bằng) Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái, bao gồm chênh lệch giá đến các vấn đề liên quan như điều kiện ngang giá quốc tế và khủng hoảng tiền tệ.
M2 Economic Growth (Tăng trưởng kinh tế) Đem đến cái nhìn toàn diện về tăng trưởng kinh tế, bao gồm các yếu tố thúc đẩy và hạn chế ở cả nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
M3 Economics of regulation (Sự điều tiết của nền kinh tế) Giải thích cơ sở kinh tế của các biện pháp điều tiết, mục đích của việc điều chỉnh thương mại và thị trường tài chính.

2.2.3. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Môn Economics nhằm trang bị cho học viên những kỹ năng quan trọng, giúp họ nắm vững cách các yếu tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến nền kinh tế, thị trường tài chính và quyết định đầu tư. Khi hoàn thành môn học, học viên CFA có thể phát triển các kỹ năng quan trọng sau:

  • Nắm vững các khái niệm kinh tế cơ bản trong kinh tế vi mô và vĩ mô.
  • Phân tích tình hình kinh tế dựa trên chu kỳ kinh doanh và các chỉ số vĩ mô.
  • Đánh giá và dự báo chính sách kinh tế theo chính sách tiền tệ, tài khóa và ảnh hưởng địa chính trị.
  • Quản lý và đánh giá rủi ro liên quan đến thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái và rủi ro tài chính toàn cầu.
  • Ứng dụng kinh tế học vào quản lý đầu tư bằng cách hiểu xu hướng kinh tế, thị trường tài chính và tác động của chính sách lên tài sản đầu tư.
  • Phân tích thương mại quốc tế và toàn cầu hóa thông qua luồng vốn và dòng chảy đầu tư.
  • Phát triển kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, từ ra quyết định kinh tế đến sử dụng công cụ phân tích, mô hình kinh tế và lập kế hoạch tài chính dựa trên yếu tố vĩ mô.

Xem thêm: Economics CFA có khó không? Điểm qua kiến thức 3 level

2.3. Financial Statement Analysis (Phân tích báo cáo tài chính)

Financial Statement Analysis tập trung vào báo cáo tài chính (BCTC), các kỹ thuật phân tích và tác động của các phương pháp kế toán đến quá trình đánh giá tài chính.

Học viên sẽ được trang bị kiến thức về chuẩn mực báo cáo tài chính, cách đọc hiểu các loại BCTC, cùng với việc phân tích các khoản mục quan trọng và các chỉ số tài chính. Đây là những nội dung cốt lõi giúp thí sinh hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.

Trong bài thi CFA, môn học này có tỷ trọng như sau:

Level Tỷ trọng
Level 1 11 – 14%
Level 2 10 – 15%

Ở CFA Level 3, không có module riêng biệt dành cho Financial Statement Analysis. Thay vào đó, đây là một trong những chủ đề nền tảng được kiểm tra một cách gián tiếp trong kỳ thi, với trọng tâm chính là Quản lý Danh mục Đầu tư (Portfolio Management). Học phần Portfolio Management chiếm tới 35% bài thi CFA, vậy nên bạn cần lưu ý nắm chắc kiến thức Financial Statement Analysis từ những level đầu. 

2.3.1. Trong phạm vi môn học CFA Level 1

Nội dung môn học Financial Statement Analysis Level 1

Chiếm tỷ trọng 11-14%, đây là môn có khối lượng kiến thức nhiều nhất CFA Level 1, với tổng số lượng bài đọc lên tới 12. Trong Level 1, người học sẽ cần nắm được những phần kiến thức trọng tâm sau:

  • Đọc hiểu và phân tích các khoản mục trong 3 loại báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Đưa ra đánh giá về tiềm năng phát triển và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp
STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Introduction to Financial Statement Analysis (Giới thiệu về phân tích báo cáo tài chính) Giới thiệu tổng quan về báo cáo tài chính và vai trò của chúng trong phân tích tài chính.
M2 Analyzing Income Statements (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) Giới thiệu về chu kỳ kinh doanh điển hình và đặc điểm của từng giai đoạn.
M3 Analyzing Balance Sheets (Bảng cân đối kế toán) Đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
M4 Analyzing Statements of Cash Flows I (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ I) Giới thiệu cách phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và ý nghĩa của các dòng tiền.
M5 Analyzing Statements of Cash Flows II (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ II) Tiếp tục phân tích sâu hơn về dòng tiền và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động doanh nghiệp.
M6 Analysis of Inventories (Hàng tồn kho) Đánh giá hàng tồn kho, các phương pháp kế toán liên quan và tác động đến báo cáo tài chính.
M7 Analysis of Long-term assets (Tài sản dài hạn) Phân tích tài sản dài hạn, bao gồm khấu hao và ảnh hưởng đến lợi nhuận.
M8 Topics in Long-term liabilities and Equity (Chủ đề về nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) Nghiên cứu về nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu trong cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
M9 Analysis of Income Taxes (Thuế thu nhập doanh nghiệp) Phân tích thuế thu nhập, các phương pháp kế toán thuế và ảnh hưởng đến lợi nhuận..
M10 Financial Reporting Quality (Chất lượng báo cáo tài chính) Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính và phát hiện sai lệch hoặc gian lận kế toán.
M11 Financial Analysis Techniques (Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính) Các kỹ thuật phân tích tài chính để đánh giá hiệu suất doanh nghiệp.
M12 Introduction to Financial Statement Modeling (Giới thiệu về mô hình báo cáo tài chính) Giới thiệu mô hình tài chính và cách sử dụng báo cáo tài chính trong dự báo.

2.3.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Môn học Financial Statement Analysis Level 2 sẽ tập trung vào những nội dung chính sau:

Financial Statement Analysis level 2

  • Tìm hiểu các phương pháp ghi nhận báo cáo tài chính khi doanh nghiệp đầu tư vào các doanh nghiệp khác
  • Tìm hiểu về phương pháp ghi nhận, các giả định ghi nhận quỹ lương nhân viên, và sự thay đổi trong giả định sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với báo cáo tài chính hay tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Tiếp nối câu chuyện mở cửa hội nhập kinh tế, một doanh nghiệp hoạt động đa quốc gia sẽ có nguồn thu từ rất nhiều quốc ra và dưới các loại tiền tệ khác nhau, vậy câu hỏi làm sao để ghi nhận các khoản doanh thu tới từ chi nhánh hoạt động tại nước ngoài sẽ được giải đáp trong module 3.
  • Tiếp tục đi sâu vào phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của các định chế tài chính – đây là nhóm các chủ thể có vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển bền vững của nền tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Cụ thể, bạn sẽ được tiếp xúc với những môn học sau trong phạm vi CFA Level 2 của môn Financial Statement Analysis:

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Intercorporate Investments (Đầu tư liên doanh) Phân loại, đo lường và công bố các khoản đầu tư liên công ty theo IFRS và US GAAP, cũng như ảnh hưởng của các phương pháp kế toán đến báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính.
M2 Employee Compensation: Post-Employment and Share-Based (Thù lao cho nhân viên: Sau khi về hưu và Trên cơ sở cổ phiếu) Phân tích quyền lợi hưu trí và đãi ngộ bằng cổ phiếu, bao gồm tác động của các giả định kế toán lên nghĩa vụ lương hưu, chi phí hưu trí định kỳ và các chỉ số tài chính.
M3 Multinational Operations (Các hoạt động đa quốc gia)  Đánh giá đặc điểm kế toán của các tổ chức tài chính, các quy định tài chính quan trọng và phương pháp phân tích ngân hàng, bao gồm mô hình CAMELS (vốn, chất lượng tài sản, quản lý, lợi nhuận, thanh khoản và độ nhạy cảm).
M4 Evaluating Quality of Financial Reports (Đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính) Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính, phát hiện các vấn đề có thể ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy của báo cáo và tác động của thành phần dồn tích trong lợi nhuận.
M5 Analysis of Financial Institutions (Phân tích các định chế tài chính) Mô hình hóa báo cáo tài chính dự phóng, phân tích các yếu tố hành vi trong dự báo và điều chỉnh sai lệch để nâng cao độ chính xác trong đánh giá tài chính.
M6 Integration of Financial Statement Analysis Techniques ( Hợp nhất các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính)  Ứng dụng các kỹ thuật phân tích tài chính vào các vấn đề cụ thể, như định giá cổ phiếu, đánh giá chất lượng dữ liệu tài chính và điều chỉnh báo cáo để tăng độ tin cậy.

2.3.3. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Môn Financial Statement Analysis cung cấp kiến thức và kỹ năng quan trọng giúp học viên hiểu và đánh giá báo cáo tài chính, hỗ trợ ra quyết định đầu tư và phân tích doanh nghiệp hiệu quả. Khi hoàn thành môn học, học viên CFA có thể phát triển các kỹ năng quan trọng sau:

  • Đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • Đánh giá hiệu suất doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính quan trọng như lợi nhuận, thanh khoản, đòn bẩy tài chính và hiệu suất sử dụng tài sản.
  • Phân tích chất lượng báo cáo tài chính, phát hiện sai lệch hoặc gian lận kế toán có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của dữ liệu tài chính.
  • Ứng dụng các kỹ thuật dự báo tài chính và mô hình hóa báo cáo tài chính để hỗ trợ định giá doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư.
  • Hiểu và phân tích tác động của các yếu tố kế toán phức tạp, như hàng tồn kho, tài sản dài hạn, thuế thu nhập, và nghĩa vụ tài chính dài hạn.
  • Đánh giá ảnh hưởng của đầu tư liên công ty, bồi thường nhân viên và hoạt động đa quốc gia đến báo cáo tài chính và hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
  • Ứng dụng các phương pháp phân tích tổ chức tài chính, đánh giá rủi ro và áp dụng mô hình CAMELS trong phân tích ngân hàng.
  • Phát triển kỹ năng tổng hợp và áp dụng kiến thức kế toán để tối ưu hóa chiến lược đầu tư, đánh giá rủi ro doanh nghiệp và điều chỉnh báo cáo tài chính nhằm tăng độ tin cậy trong phân tích.

2.4. Corporate Issuers (Tài chính doanh nghiệp)

Môn Corporate Issuers (Tài chính doanh nghiệp) cung cấp kiến thức nền tảng về quản trị tài chính, giúp người học hiểu rõ cách doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư và huy động vốn. Người học sẽ có cái nhìn toàn diện về quản trị doanh nghiệp, cũng như các lựa chọn đầu tư và tài chính.

Môn học này xuất hiện trong hai cấp độ đầu của chương trình CFA, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm vững tài chính doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu trong hành trình trở thành nhà phân tích tài chính.

Tỷ trọng môn học CFA Corporate Issuers

Dù có tỷ trọng không quá lớn so với các môn khác, nhưng số lượng công thức và câu hỏi, đặc biệt ở Level 1, lại khá nhiều. Điều này cho thấy khối lượng kiến thức của môn học tương đối lớn, đòi hỏi người học phải hiểu rõ các khái niệm và công thức để đạt kết quả tốt.

2.4.1. Trong phạm vi CFA Level 1

Môn học Corporate Issuers cung cấp nền tảng quan trọng giúp người học phân tích và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung môn học tập trung vào ba khía cạnh chính.

  • Thứ nhất, người học sẽ hiểu rõ mô hình kinh doanh và các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, bao gồm rủi ro thị trường, vận hành, tài chính và pháp lý.
  • Thứ hai, môn học đi sâu vào phân tích cấu trúc sở hữu và bộ máy quản trị của doanh nghiệp, từ cơ cấu sở hữu (tập trung hoặc phân tán, sở hữu nhà nước hay tư nhân) đến vai trò và hiệu quả của các thành phần quản trị như Hội đồng quản trị, Ban điều hành và cơ chế kiểm soát nội bộ.
  • Cuối cùng, học viên sẽ tìm hiểu cách doanh nghiệp đưa ra các quyết định huy động vốn, thông qua các kênh như phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc vay ngân hàng, cũng như cách sử dụng vốn một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu tài chính.

Corporate Issuers Level 1

Thông qua môn học, người học không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phát triển kỹ năng thực tiễn, hỗ trợ tốt cho các vai trò như nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính hoặc nhà quản lý doanh nghiệp.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Organizational Forms, Corporate Issuer Features, and Ownership (Cấu trúc tổ chức và hình thức sở hữu doanh nghiệp) Cung cấp cái nhìn tổng quan về các hình thức tổ chức doanh nghiệp, đặc điểm của các công ty phát hành cổ phiếu, và sự khác biệt giữa công ty công khai và tư nhân
M2 Investor and other stakeholders (Giới thiệu về quả trị doanh nghiệp) Tổng quan về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhóm đối tượng có liên quan
M3 Corporate governance: Conflicts, mechanisms, risks and benefit (Quản trị doanh nghiệp: Xung đột lợi ích, cơ chế quản trị, rủi ro và lợi ích liên liên quan tới quản trị doanh nghiệp) Tập trung vào các nguyên tắc và thực tiễn quản trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo công ty hoạt động minh bạch, hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.
M4 Working Capital and Liquidity (Nguồn vốn lưu động và thanh khoản của doanh nghiệp) Tập trung vào quản lý vốn lưu động (work capital) và tính thanh khoản (liquidity)
M5 Capital Investments and Capital Allocation (Sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp) Cung cấp những kiến thức quan trọng liên quan đến đầu tư và phân bổ vốn. 
M6 Capital Structure (Cấu trúc vốn của doanh nghiệp) Module hướng dẫn học viên các khái niệm và phương pháp quan trọng liên quan đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
M7 Business models (Mô hình kinh doanh) Cung cấp cái nhìn toàn diện về các mô hình kinh doanh và cách chúng ảnh hưởng đến chiến lược và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 

2.4.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Ở phạm vi Level 2, môn học Corporate Issuers tập trung chuyên sâu hơn vào một số khía cạnh tài chính quan trọng của doanh nghiệp.

Corporate Issuers Level 2

Cụ thể, học viên sẽ đi sâu vào phân tích chính sách trả cổ tức, bao gồm cách doanh nghiệp lựa chọn phương thức trả cổ tức và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này, như dòng tiền, nhu cầu đầu tư và kỳ vọng của cổ đông.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Analysis of Dividends and Share Repurchases (Phân tích cổ tức và mua lại cổ phiếu) Nghiên cứu tác động của cổ tức và mua lại cổ phiếu đến giá trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp và lợi ích cổ đông, thông qua các mô hình và lý thuyết chính sách chi trả.
M2 Environmental, Social, and Governance (ESG) Considerations in Investment Analysis (Các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị công ty trong phân tích đầu tư)  Phân tích tác động của các yếu tố ESG đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhấn mạnh sự khác biệt giữa các cấu trúc sở hữu tại các quốc gia và ảnh hưởng của chúng đến chính sách quản trị doanh nghiệp.
M3 Cost of Capital: Advanced Topics (Chi phí vốn: nâng cao)  Đi sâu vào các phương pháp ước tính chi phí vốn, bao gồm mô hình từ trên xuống (top-down) và từ dưới lên (bottom-up), chi phí nợ và các cách tiếp cận trong định giá chi phí vốn chủ sở hữu.
M4 Corporate Restructuring (Tái cấu trúc doanh nghiệp) Tìm hiểu các hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm sáp nhập, mua lại, thoái vốn, và đánh giá tác động của chúng đến chiến lược tăng trưởng, hiệu quả hoạt động và sức mạnh thị trường của doanh nghiệp.

2.4.3. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Môn Corporate Issuers trong chương trình CFA cung cấp nền tảng kiến thức về cấu trúc vốn, định giá doanh nghiệp và chiến lược tài chính. Những kiến thức này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành đầu tư, cụ thể:

Nhóm kỹ năng Kiến thức & kỹ năng đạt được
Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Management)
  • Phân bổ vốn: Đánh giá công ty trong danh mục dựa trên chiến lược tăng trưởng, cấu trúc vốn và khả năng tạo dòng tiền.
  • Định giá cổ phiếu: Áp dụng các mô hình định giá như DCF hoặc Multiples để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu.
  • Phân tích rủi ro tài chính: Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc nợ và vốn chủ sở hữu đến mức độ rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng.
Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
  • Hoạch định cấu trúc vốn: Xác định tỷ lệ tối ưu giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm giảm chi phí vốn.
  • Ra quyết định tài trợ: Lựa chọn giữa phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc vay vốn dựa trên chi phí và tác động đến giá trị doanh nghiệp.
  • Chiến lược cổ tức: Đánh giá tác động của chính sách cổ tức lên giá trị cổ phiếu và mối quan hệ với cổ đông.
Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions – M&A)
  • Định giá doanh nghiệp: Phân tích giá trị doanh nghiệp mục tiêu và tính toán giá trị cộng hưởng (synergy) của thương vụ.
  • Tái cấu trúc tài chính: Điều chỉnh cấu trúc vốn sau sáp nhập để hỗ trợ chiến lược phát triển.
  • Thẩm định pháp lý và quản trị: Đánh giá quản trị doanh nghiệp, khả năng sinh lời và rủi ro pháp lý của công ty mục tiêu.
Phân tích chứng khoán (Equity Research)
  • Phân tích tài chính: Đánh giá báo cáo tài chính để xác định rủi ro và khả năng sinh lời.
  • Dự báo hiệu quả tài chính: Ứng dụng mô hình phân tích để dự đoán dòng tiền và lợi nhuận.
  • Đánh giá năng lực quản lý: Xem xét chiến lược tài chính và quyết định của ban lãnh đạo để đưa ra khuyến nghị đầu tư.
Quản lý rủi ro (Risk Management)
  • Đánh giá khả năng thanh toán: Phân tích cấu trúc vốn và khả năng trả nợ trong điều kiện thị trường biến động.
  • Rủi ro tài trợ: Xác định rủi ro khi sử dụng nợ vay hoặc vốn cổ phần.
  • Phân tích độ nhạy: Đánh giá ảnh hưởng của biến động lãi suất, dòng tiền và cấu trúc vốn đến hoạt động doanh nghiệp.
Đầu tư cổ phần tư nhân (Private Equity)
  • Định giá doanh nghiệp chưa niêm yết: Sử dụng các mô hình phù hợp để xác định giá trị doanh nghiệp tư nhân.
  • Xây dựng chiến lược tăng trưởng: Phân tích phương án sử dụng vốn để tối ưu hóa giá trị đầu tư.
  • Chiến lược thoái vốn: Lập kế hoạch bán cổ phần hoặc phát hành IPO dựa trên cấu trúc vốn và điều kiện thị trường.
Quản lý quỹ đầu tư (Asset Management)
  • Chiến lược đầu tư dài hạn: Phân tích chiến lược tài chính của doanh nghiệp để lựa chọn tài sản phù hợp cho quỹ đầu tư.
  • Cân đối rủi ro và lợi nhuận: Sử dụng các công cụ phân tích tài chính để xây dựng danh mục cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

Tóm lại, môn Corporate Issuers trang bị kiến thức nền tảng và kỹ năng quan trọng giúp người học đưa ra quyết định tài chính và đầu tư hiệu quả trong nhiều lĩnh vực thuộc ngành tài chính.

Xem thêm: Corporate Issuers CFA – Tìm hiểu về Tài chính doanh nghiệp

2.5. Equity Investments (Chứng khoán vốn)

Môn Equity Investments (Chứng khoán vốn) trang bị cho người học những hiểu biết chung về cổ phiếu của doanh nghiệp, thị trường chứng khoán. Đồng thời, môn học này cũng trang bị kỹ năng phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp và áp dụng các phương pháp định giá chứng khoán vốn.

Môn học này chiếm tỷ trọng khoảng 10% – 15% trong đề thi CFA các cấp độ. Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất từ Viện CFA năm 2025, môn này không còn xuất hiện trong kỳ thi CFA Level 3. Dù vậy, với tỷ trọng đáng kể ở Level 1 và Level 2, người học cần tập trung ôn luyện kỹ lưỡng để đạt kết quả tốt.

Tỷ trọng môn Equity Investments

Năm 2024, môn Equity Investment còn chiếm 10 – 15% trong đề thi CFA Level 3. Tuy nhiên, đến năm 2025, tỷ trọng trong đề thi cấp độ 3 của môn học này không còn phần trăm nào dựa trên cập nhật mới nhất của viện CFA.

Thực tế, các học phần thuộc Equity Investment xuất hiện trong các môn học khác và pathway chuyên nghiệp, cụ thể như môn Portfolio Construction và Portfolio Management Pathway.

2.5.1. Trong phạm vi CFA Level 1

Môn Equity Investment trong CFA Level 1 cung cấp kiến thức toàn diện về tổ chức và cấu trúc thị trường, các chỉ số thị trường chứng khoán, hiệu quả thị trường và phương pháp đánh giá chứng khoán. Học viên sẽ tìm hiểu về các loại chứng khoán, chỉ số thị trường, các mô hình định giá và phương pháp dự báo tài chính công ty.

Equity Investments Level 1

Các nội dung này giúp học viên phân tích và dự đoán hiệu suất tài chính của công ty và thị trường, đồng thời nắm vững các công cụ cơ bản trong định giá vốn.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Market Organization and Structure (Tổ chức và cấu trúc thị trường tài chính) Nghiên cứu cách thức hoạt động của các loại thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng.
M2 Security Market Indexes (Chỉ số thị trường chứng khoán) Tìm hiểu về các chỉ số thị trường chứng khoán, cách xây dựng và mục đích sử dụng của chúng.
M3 Market efficiency (Tính hiệu quả của thị trường) Nắm bắt các kiến thức quan trọng liên quan đến hiệu quả thị trường.
M4 Overview of equity securities (Tổng quan về các loại cổ phiếu) Hiểu rõ các đặc điểm của chứng khoán vốn và sự khác biệt giữa chúng với các loại tài sản khác.
M5 Company Analysis: Past and Present (Phân tích doanh nghiệp: Dữ liệu quá khứ và hiện tại) Hiểu các khuôn khổ được sử dụng để phân tích một công ty, bao gồm các yếu tố cần đề cập trong báo cáo nghiên cứu.
M6 Industry and competitive analysis (Phân tích ngành và mức độ cạnh tranh) Mô tả mục đích và các bước liên quan đến phân tích ngành và cạnh tranh.
M7 Company Analysis: Forecasting (Phân tích doanh nghiệp: Dự phóng) Nắm vững các nguyên tắc và phương pháp dự báo tài chính công ty, cũng như cách sử dụng chiến lược phân tích tình huống trong dự báo.
M8 Equity valuation: Concepts and basic tools (Các phương pháp cơ bản để định giá cổ phiếu) Hiểu chi tiết về cách thức nhà đầu tư phân tích, đưa ra định giá khi xác định cổ phiếu có đang được giao dịch ở mức giá hấp dẫn hay không.

2.5.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Các học phần trong chương trình CFA Level 2 cung cấp kiến thức toàn diện về các phương pháp định giá công ty, bao gồm định giá cổ phiếu, dòng tiền tự do, thu nhập thặng dư và công ty tư nhân. Các phương pháp này bao gồm mô hình chiết khấu cổ tức, phương pháp dòng tiền tự do, hệ số giá, và thu nhập thặng dư, giúp học viên hiểu rõ cách tính toán giá trị cổ phiếu và các yếu tố ảnh hưởng đến định giá.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Equity Valuation: Applications and Processes (Định giá cổ phiếu: Quy trình và ứng dụng) Tập trung vào xác định giá trị nội tại và các phương pháp định giá công ty, bao gồm định giá tuyệt đối và tương đối.
M2 Discounted Dividend Valuation (Định giá theo phương pháp chiết khấu cổ tức) Nghiên cứu các phương pháp và mô hình định giá cổ phiếu, đặc biệt là mô hình chiết khấu cổ tức (DDM).
M3 Free Cash Flow Valuation (Định giá theo phương pháp dòng tiền tự do) So sánh phương pháp định giá dòng tiền tự do của công ty (FCFF) và dòng tiền tự do trên vốn chủ sở hữu (FCFE), cùng các điều chỉnh cần thiết khi tính toán.
M4 Market-Based Valuation: Price and Enterprise Value Multiples (Định giá dựa theo thị trường: Sử dụng hệ số giá và giá trị doanh nghiệp) Tìm hiểu phương pháp định giá dựa trên hệ số giá như P/E, P/B, P/S, PEG và cơ sở kinh tế của chúng.
M5 Residual Income Valuation (Định giá bằng phương pháp thu nhập thặng dư) Học cách tính toán và giải thích thu nhập thặng dư, giá trị gia tăng kinh tế và giá trị gia tăng thị trường.
M6 Private Company Valuation (Định giá doanh nghiệp tư nhân) So sánh đặc điểm định giá giữa công ty đại chúng và tư nhân, đồng thời tìm hiểu cách ước tính dòng tiền và thu nhập chuẩn hóa cho công ty tư nhân.

2.5.3. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Môn Equity Investment trong chương trình CFA cung cấp nền tảng quan trọng về đầu tư chứng khoán, giúp người học hiểu rõ cách phân tích và định giá cổ phiếu. Dưới đây là những kiến thức và kỹ năng quan trọng mà người học sẽ được áp dụng vào thực tế:

  • Ứng dụng mô hình định giá: Học cách áp dụng các mô hình định giá cổ phiếu vào các tình huống cụ thể của công ty để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
  • Định giá công ty tư nhân: Nắm vững các kỹ thuật định giá cho công ty tư nhân và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán giá trị công ty.
  • Phân tích thị trường: Đánh giá và dự đoán hiệu suất tài chính của công ty và thị trường, đồng thời nắm vững các công cụ cơ bản trong định giá vốn.

Xem thêm: Equity Investment CFA – Học cách đầu tư cổ phiếu hiệu quả

2.6. Fixed Income (Chứng khoán nợ)

Fixed Income (Chứng khoán nợ) là một môn học tập trung vào nghiên cứu các loại tài sản có thu nhập cố định, tiêu chuẩn đánh giá danh mục đầu tư và các vấn đề chuyên sâu khác. Môn học cung cấp kiến thức nền tảng về trái phiếu và các công cụ tài chính liên quan, đồng thời rèn luyện khả năng phân tích đầu tư một cách chuyên sâu và hệ thống.

Tỷ trọng môn Fixed Income CFA

Nhìn chung tỷ trọng môn Thu nhập cố định tăng dần qua các cấp độ và cũng gần như chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhì trong cả 3 Level. 

2.6.1. Trong phạm vi CFA Level 1

Trang bị kiến thức về thị trường trái phiếu, cấu trúc, đặc điểm của các loại trái phiếu, cách định giá, đánh giá lãi suất và rủi ro. Trong phạm vi Level 1, môn Fixed Income có tổng cộng 19 học phần.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Fixed-Income Instrument Features (Đặc điểm chứng khoán thu nhập cố định) Kiến thức nền tảng quan trọng về trái phiếu.
M2 Fixed-Income Cash Flows and Types (Dòng tiền và phân loại chứng khoán thu nhập cố định) Kiến thức nền tảng vững chắc về dòng tiền, các điều khoản dự phòng, và ảnh hưởng của quy định pháp lý và thuế trong lĩnh vực thu nhập cố định.
M3 Fixed-Income Issuance and Trading (Phát hành và giao dịch chứng khoán thu nhập cố định) Kiến thức chuyên sâu về thị trường trái phiếu, từ quá trình phát hành đến các hoạt động giao dịch
M4 Fixed-Income Markets for Corporate Issuers (Thị trường chứng khoán thu nhập cố định cho tổ chức phát hành doanh nghiệp) Kiến thức nền tảng về các công cụ và phương pháp tài trợ vốn cho doanh nghiệp.
M5 Fixed-income Markets for Government Issuers (Thị trường chứng khoán thu nhập cố định cho chính phủ) Kiến thức chuyên sâu về thị trường trái phiếu chính phủ
M6 Fixed-income Bond Valuation: Prices and Yields (Định giá chứng khoán thu nhập cố định: Giá và lợi suất) Kiến thức và kỹ năng cần thiết để định giá trái phiếu và hiểu rõ mối quan hệ giữa giá trái phiếu, lãi suất và lợi suất.
M7 Yield and Yield Spread Measures for Fixed-Rate Bonds (Đo lường lợi suất và chênh lệch lợi suất cho trái phiếu lãi suất cố định) Kiến thức và kỹ năng quan trọng để phân tích và so sánh lợi suất của trái phiếu lãi suất cố định
M8 Yield and Yield Spread Measures for Floating-Rate Instruments (Đo lường lợi suất và chênh lệch lợi suất cho chứng khoán lãi suất thả nổi) Kiến thức về trái phiếu lãi suất thả nổi (Floating – Rate Note)
M9 The Term Structure of Interest Rates: Spot, Par, and Forward Curves (Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất: Đường cong lãi suất giao ngay, đường cong mệnh giá, đường cong lãi suất kỳ hạn) Cung cấp kiến thức về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
M10 Interest Rate Risk and Return (Rủi ro lãi suất và lợi suất) Hướng dẫn tính toán và giải thích các nguồn lợi nhuận từ việc đầu tư vào trái phiếu lãi suất cố định
M11 Yield-Based Bond Duration Measures and Properties (Đặc điểm và cách đo lường thời gian đáo hạn bình quân của trái phiếu) Thước đo độ nhạy của giá trái phiếu đối với lãi suất, bao gồm thời gian đáo hạn bình quân điều chỉnh (modified duration), thời gian đáo hạn bình quân tiền tệ (money duration) và giá trị của một điểm cơ bản (Price value of a basis point).
M12 Yield-Based Bond Convexity and Portfolio Properties (Đặc điểm và cách đo lường độ lồi của trái phiếu và danh mục) Tập trung vào khái niệm độ lồi (convexity) của trái phiếu và ảnh hưởng của nó đến danh mục đầu tư (Portfolio Properties).
M13 Curve-Based and Empirical Fixed-Income Risk Measures (Đo lường rủi ro của chứng khoán cố định theo cơ sở đường cong lợi suất và thời gian đáo hạn bình quân thực nghiệm) Cung cấp kiến thức về các thước đo rủi ro lãi suất đối với trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu có kèm quyền chọn.
M14 Credit Risk (Rủi ro tín dụng) Đo lường rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch lợi suất trái phiếu
M15 Credit Analysis for Government Issuers (Phân tích tín dụng đối với nhà phát hành chính phủ) Những điều cần lưu ý khi đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức phát hành chính phủ và tương đương chính phủ cũng như các lô phát hành tương ứng của các tổ chức này
M16 Credit Analysis for Corporate Issuers (Phân tích tín dụng đối với tổ chức phát hành doanh nghiệp) Cung cấp những kiến thức quan trọng về phân tích tín dụng doanh nghiệp.
M17 Fixed-Income Securitization (Chứng khoán hóa) Module này nhấn mạnh những lợi ích đa dạng mà chứng khoán hóa (Securitization) mang lại cho các bên liên quan.
M18 Asset-Backed Security (ABS) Instrument and Market Features (Đặc điểm của chứng khoán đảm bảo bằng tài sản) Kiến thức về đặc điểm và rủi ro của trái phiếu có đảm bảo (covered bonds), các phương pháp tăng cường tín dụng trong chứng khoán hóa
M19 Mortgage-Backed Security (MBS) Instrument and Market Features (Đặc điểm của chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản) Cung cấp cho người học kiến thức quan trọng về chứng khoán hóa tài sản thế chấp, đặc biệt là cấu trúc phân tầng và các rủi ro liên quan.

2.6.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Fixed Income CFA Level 2

Tập trung sâu hơn vào các yếu tố phức tạp, đặc biệt là đường cong lãi suất, các mô hình định giá “no arbitrage” và các kỹ thuật định giá trái phiếu có quyền chọn.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 The Term Structure and Interest Rate Dynamics (Cấu trúc thời hạn và chuyển động của lãi suất) Tìm hiểu mối liên hệ giữa lãi suất giao ngay, lãi suất kỳ hạn, lợi suất đến hạn, cũng như lợi nhuận kỳ vọng và thực tế trên trái phiếu. Đồng thời, phân tích các yếu tố quyết định hình dạng của đường cong lợi suất.
M2 The Arbitrage-Free Valuation Framework (Khung định giá không chênh lệch giá) Tập trung vào phương pháp định giá không chênh lệch đối với các công cụ thu nhập cố định
M3 Valuation and Analysis of Bonds with Embedded Options (Định giá và phân tích trái phiếu với quyền chọn kèm theo) Cung cấp kiến thức về phương pháp định giá và phân tích các loại trái phiếu có quyền chọn tích hợp, bao gồm trái phiếu có thể mua lại, bán lại và trái phiếu chuyển đổi.
M4 Credit Analysis Models (Mô hình phân tích tín dụng) Nghiên cứu về đo lường rủi ro tín dụng, phân tích điểm tín dụng, và xếp hạng tín dụng, cấu trúc kỳ hạn của chênh lệch tín dụng.
M5 Credit Default Swaps (Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng) Giới thiệu các loại hợp đồng CDS, định nghĩa các sự kiện tín dụng có thể kích hoạt thanh toán và quy trình thực hiện thanh toán trong giao dịch hoán đổi rủi ro tín dụng.

2.6.3. Trong phạm vi CFA Level 3

Phân tích tổng quan về danh mục đầu tư trái phiếu cùng các yếu tố tác động đến định giá, bao gồm tính thanh khoản, phương pháp định giá, đòn bẩy tài chính và yếu tố thuế, nắm vững các chiến lược đầu tư khác nhau để xác định phương án tối ưu.

  • Tổng quan về Quản lý Danh mục Đầu tư Thu nhập Cố định (Overview of Fixed Income Portfolio Management): Trình bày các nguyên tắc cốt lõi trong việc xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trái phiếu nhằm tối ưu hóa hiệu suất và kiểm soát rủi ro.
  • Chiến lược Đầu tư Theo Nghĩa vụ Nợ và Chỉ số (Liability-Driven and Index-Based Strategies): Giới thiệu các phương pháp quản lý danh mục trái phiếu nhằm đáp ứng các nghĩa vụ tài chính cụ thể và duy trì sự tương quan với các chỉ số trái phiếu.
  • Chiến lược Dựa trên Đường cong Lợi suất (Yield Curve Strategies): Trang bị kỹ năng phân tích và điều chỉnh danh mục đầu tư để tận dụng sự thay đổi của đường cong lợi suất, từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Quản lý chủ động trái phiếu: Chiến lược tín dụng (Fixed-Income Active Management: Credit Strategies): Nghiên cứu các chiến lược đầu tư trái phiếu dựa trên chênh lệch tín dụng, giúp nhà đầu tư nhận diện và quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả.

Từ năm 2025, viện CFA chính thức bỏ môn học Fixed Income trong Level 3 và chuyển vào nhóm môn Pathways.

2.6.4. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Sau khi hoàn thành môn Thu nhập cố định (Fixed Income) trong chương trình CFA, học viên sẽ có khả năng:

Nhóm kỹ năng Kiến thức & kỹ năng đạt được
Định giá trái phiếu
  • Tính toán giá trị của trái phiếu dựa trên tỷ lệ chiết khấu thị trường hiện hành.
  • Phân tích và xác định mối quan hệ giữa giá trái phiếu, lãi suất coupon, thời gian đáo hạn và lợi suất đến ngày đáo hạn (YTM).
  • Sử dụng tỷ giá giao ngay để định giá trái phiếu.
  • Hiểu và tính toán giá cố định, lãi suất tích lũy và giá đầy đủ của trái phiếu.
  • Mô tả định giá ma trận (matrix pricing).
Tính toán lợi suất
  • Tính toán lợi suất hàng năm của trái phiếu với các kỳ tính lãi kép khác nhau trong một năm.
  • Tính toán và giải thích các phương pháp đo lường lợi suất cho cả trái phiếu lãi suất cố định và trái phiếu lãi suất thả nổi.
  • Tính toán và giải thích các phương pháp đo lường lợi suất cho các công cụ trên thị trường tiền tệ.
Phân tích đường cong lợi suất
  • Định nghĩa và so sánh các loại đường cong lợi suất: đường cong giao ngay, đường cong lợi suất trái phiếu chiết khấu, đường cong mệnh giá và đường cong kỳ hạn.
  • Xác định tỷ giá kỳ hạn và tính toán: Tỷ giá giao ngay từ tỷ giá kỳ hạn; Tỷ giá kỳ hạn từ tỷ giá giao ngay; Giá trái phiếu sử dụng tỷ giá kỳ hạn.
Đo lường chênh lệch lợi suất So sánh, tính toán và giải thích các phương pháp đo lường chênh lệch lợi suất.

Xem thêm: Fixed Income CFA – học cách đầu tư Trái phiếu hiệu quả

2.7. Derivatives (Công cụ phái sinh)

Chứng khoán phái sinh (Derivatives) là một công cụ tài chính có giá trị được xác định dựa trên giá trị của một tài sản cơ sở. Môn học Derivatives sẽ trang bị cho bạn kiến thức về các loại chứng khoán phái sinh quan trọng, bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn mua và bán, cũng như hợp đồng hoán đổi, đồng thời hướng dẫn cách định giá chúng.

Tỷ trọng của môn Derivatives trong từng cấp độ CFA:

Nhìn chung, môn Derivatives là một môn chiếm tỷ trọng trung bình trong chương trình CFA. Dựa theo cấu trúc đề thi CFA, ở level 1, Derivatives sẽ có khoảng 9 – 15 câu hỏi trắc nghiệm, Level 2 sẽ có 5 – 9 câu nhưng yêu cầu độ sâu kiến thức cao hơn, tập trung vào phân tích và định giá. Tuy không chiếm tỷ trọng quá cao, nhưng nếu chủ quan, bạn có thể mất điểm đáng tiếc ở môn này và kéo tổng điểm xuống.

Tỷ trọng môn Derivatives CFA

2.7.1. Trong phạm vi CFA Level 1

Tập trung giới thiệu các công cụ phái sinh và cơ chế vận hành của chúng. Học viên sẽ tìm hiểu cách các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn và hợp đồng hoán đổi được sử dụng để phòng vệ (hedging) hoặc đầu cơ (speculation) trên thị trường tài chính.

Level 1 Derivatives CFA

Bên cạnh đó, học viên cũng sẽ được làm quen với nguyên lý định giá cơ bản cho từng loại công cụ phái sinh.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Derivative instrument and derivative market features (Công cụ phái sinh và đặc điểm thị trường phái sinh) Giới thiệu về thị trường và mô tả các đặc điểm cơ bản của một công cụ phái sinh.
M2 Forward commitment and contingent claim features and instruments (forwards) – Đặc điểm và sản phẩm của cam kết kỳ hạn và cam kết tùy chọn (hợp đồng kỳ hạn) Hiểu và phân biệt các loại hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, quyền chọn (mua và bán) cùng với các công cụ phái sinh tín dụng
M3 Derivative benefits, risks, and issuer and investor uses (Lợi ích, rủi ro của phái sinh dưới góc nhìn của bên phát hành và nhà đầu tư) Kiến thức về lợi ích, rủi ro của chứng khoán phái sinh và cách các nhà phát hành và nhà đầu tư sử dụng.
M4 Arbitrage, replication, and the cost of carry in pricing derivatives (Các nguyên lý cơ bản trong định giá phái sinh) Các nguyên lý cơ bản của định giá chứng khoán phái sinh
M5 Pricing and valuation of forward contracts and for an underlying with varying maturities (Xác định mức giá và giá trị của các hợp đồng kỳ hạn và tài sản cơ sở với nhiều kỳ hạn khác nhau) Định giá và định lượng các hợp đồng kỳ hạn cùng với việc xử lý tài sản cơ sở có kỳ hạn khác nhau
M6 Pricing and valuation of futures contracts (Xác định mức giá và giá trị của hợp đồng tương lai) So sánh hợp đồng kỳ hạn (forwards) và hợp đồng tương lai, cũng như phân tích các yếu tố gây ra sự khác biệt giữa giá kỳ hạn và giá tương lai.
M7 Pricing and valuation of interest rate and other swaps (Xác định mức giá và giá trị của hợp đồng hoán đổi lãi suất) Khám phá các điểm tương đồng và khác biệt giữa hợp đồng hoán đổi và một loạt hợp đồng kỳ hạn
M8 Pricing and valuation of options (Xác định mức giá và giá trị của Quyền chọn) Kiến thức quan trọng về cách định giá và định lượng giá trị quyền chọn.
M9 Option replication using put-call parity (Tạo vị thế tương với sử dụng quyền chọn bằng put-call parity) Giới thiệu khái niệm và ứng dụng của put-call parity và put-call-forward parity đối với hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu.
M10 Valuing a derivative using a one-period binomial model (Định giá phái sinh sử dụng mô hình cây nhị thức cho một giai đoạn) Cách định giá công cụ phái sinh bằng mô hình nhị thức từ việc mô phỏng giá tài sản cơ sở đến việc áp dụng khái niệm trung tính rủi ro.

2.7.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Level 2 Derivatives CFA

Mở rộng kiến thức nền tảng đã học ở Level 1, đồng thời đi sâu vào các mô hình định giá và ứng dụng nâng cao của các công cụ phái sinh. Học viên sẽ tiếp cận các phương pháp định giá phức tạp hơn, hiểu rõ hơn về cách các yếu tố kinh tế, tài chính và toán học ảnh hưởng đến giá trị của các sản phẩm phái sinh.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Pricing and Valuation of Forward Commitments (Định giá các hợp đồng kỳ hạn) Học cách định giá hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai trên cổ phiếu.
M2 Valuation of Contingent Claims (Định giá các cam kết tùy chọn) Hiểu và áp dụng các mô hình định giá quyền tùy chọn, giúp học viên nắm bắt cách định giá, phân tích và quản lý các quyền tùy chọn trong thực tế.

2.7.3. Trong phạm vi CFA Level 3

Trang bị kiến thức chuyên sâu về cách tích hợp các chiến lược quyền chọn trong phân tích cơ hội đầu tư và quản lý rủi ro. Đồng thời, học viên được hướng dẫn sử dụng linh hoạt các sản phẩm phái sinh quen thuộc như forward, future, và swap để phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá khi thực hiện các quyết định đầu tư quốc tế.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Options Strategies (Chiến lược quyền chọn) Giải thích cách tái tạo lợi suất của một tài sản thông qua việc sử dụng quyền chọn.
M2 Các Chiến lược Hoán đổi, Hợp đồng Tương lai và Hợp đồng Kỳ hạn (Swaps, Forwards, and Futures Strategies) Phân tích cách sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ, hợp đồng kỳ hạn, và hợp đồng tương lai nhằm quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi suất của danh mục đầu tư.

2.7.4. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Hoàn thành môn học Derivatives sẽ giúp học viên nắm vững cả lý thuyết lẫn khả năng ứng dụng thực tiễn trong giao dịch, quản lý rủi ro và đầu tư. Những kỹ năng này đóng vai trò quan trọng đối với những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đầu tư và quản trị rủi ro. Một số kỹ năng tiêu biểu mà học viên có thể đạt được bao gồm:

Nhóm kỹ năng Kiến thức & kỹ năng đạt được
Kiến thức về công cụ phái sinh Hiểu rõ nguyên lý hoạt động, cấu trúc, phương pháp định giá và ứng dụng của các sản phẩm phái sinh như hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps).
Vận dụng linh hoạt các chiến lược quyền chọn Thành thạo và có thể áp dụng các chiến lược như covered call, protective put, straddle, bull spread, bear spread và collars để phân tích đầu tư và quản lý danh mục.
Quản trị rủi ro
  • Xác định và kiểm soát các loại rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro biến động giá cổ phiếu và rủi ro thị trường bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh phù hợp.
  • Thiết lập các chiến lược phòng vệ rủi ro trong bối cảnh đầu tư quốc tế.
Ứng dụng chứng khoán phái sinh
  • Sử dụng công cụ phái sinh để phân bổ tài sản, tái cân bằng danh mục đầu tư và dự đoán xu hướng thị trường.
  • Đánh giá, phân tích và lựa chọn các chiến lược phù hợp với mục tiêu đầu tư cũng như mức độ rủi ro chấp nhận được.
Kỹ năng phân tích và định giá Có khả năng đánh giá và định giá các sản phẩm phái sinh, đồng thời hiểu rõ các yếu tố tác động đến giá trị của chúng
Ứng dụng thực tiễn Biết cách áp dụng công cụ phái sinh vào quản trị rủi ro, kinh doanh và đầu cơ, không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn đối với các doanh nghiệp phi tài chính.

Xem thêm: Derivatives CFA – Diễn giải kiến thức chứng khoán phái sinh

2.8. Alternative Investments (Đầu tư thay thế)

Môn học Alternative Investments (Đầu tư thay thế) tập trung vào các khoản đầu tư ngoài các loại tài sản truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Những tài sản này thường được sở hữu bởi các nhà đầu tư tổ chức hoặc cá nhân có giá trị tài sản ròng cao. Việc đầu tư vào nhóm tài sản này đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng, khả năng quản lý rủi ro tốt và thường không chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý.

Nhìn chung, dù Alternative Investments không chiếm tỷ trọng lớn trong chương trình CFA, nhưng vẫn xuất hiện ở cả ba cấp độ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của môn học, nên bạn vẫn cần sắp xếp thời gian hợp lý để ôn luyện và nắm vững kiến thức ở từng Level, tránh chủ quan dẫn đến việc bị mất điểm. 

Level Tỷ trọng Số lượng câu hỏi Số lượng công thức
Level 1 7 – 10% 13 – 18 Gần 15
Level 2 5 – 10% 4 – 8 Khoảng 20
Level 3 5 – 10% 8 – 13 Khoảng 5

2.8.1. Trong phạm vi CFA Level 1

Alternative Investments Level 1

Trong phạm vi Level 1, môn học cung cấp góc nhìn tổng quát về loại hình công cụ đầu tư thay thế, tìm hiểu về bất động sản, vốn cổ phần tư nhân, hàng hóa. Hầu hết các tài sản đầu tư thay thế đều được nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức hoặc các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, chủ yếu do có nhiều tính chất phức tạp và độ rủi ro cao.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Alternative Investment Features, Methods, and Structures (Phân loại, đặc điểm và cấu trúc phí của các loại hình đầu tư phi truyền thống) Cung cấp cái nhìn tổng quan về các công cụ đầu tư ngoài các loại tài sản truyền thống.
M2 Alternative Investment Performance and Returns (Đánh giá và đo lường hiệu quả đầu tư của các khoản đầu tư phi truyền thống) Phân tích các yếu tố quan trọng của đầu tư thay thế, bao gồm cách thức tiếp cận và tổ chức các khoản đầu tư.
M3 Investments in Private Capital: Equity and Debt (Đầu tư vốn tư nhân: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ) Khám phá các loại hình đầu tư như vốn chủ sở hữu tư nhân và vốn vay tư nhân.
M4 Real Estate and Infrastructure (Bất động sản và cơ sở hạ tầng) Tìm hiểu phương thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào bất động sản, bao gồm chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp và quỹ đầu tư bất động sản (REITs). Phân tích vai trò của đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua mô hình hợp tác công tư.
M5 Natural Resources (Tài nguyên thiên nhiên) Xem xét các yếu tố quan trọng khi đầu tư vào tài nguyên như đất thô, đất rừng và đất nông nghiệp.
M6 Hedge Funds (Quỹ phòng hộ) Đánh giá đặc điểm, chiến lược giao dịch, mức độ rủi ro, lợi nhuận tiềm năng và khả năng đa dạng hóa danh mục. Các chiến lược phổ biến gồm phòng vệ chứng khoán vốn cổ phần, giao dịch theo sự kiện, đầu tư giá trị tương đối và tận dụng cơ hội thị trường.
M7 Introduction to Digital Assets (Giới thiệu về tài sản kỹ thuật số) Nghiên cứu công nghệ sổ cái phân tán (DLT), tiền điện tử (cryptocurrencies) và các loại token.

2.8.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Alternative Investments Level 2

Trong phạm vi Level 2 của môn Alternative Investments, học viên sẽ đi sâu vào mô hình định giá các công cụ đầu tư phi truyền thống. Cụ thể, sẽ nghiên cứu các phương pháp định giá chuyên sâu, phù hợp với từng loại tài sản phi truyền thống, như bất động sản, hàng hóa, quỹ đầu tư tư nhân, quỹ phòng hộ, và tài sản hạ tầng.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Introduction to Commodities and Commodity Derivatives (Khái quát về hàng hóa và phái sinh hàng hóa) Tìm hiểu các đặc điểm chính, phương thức đầu tư, phân tích cung cầu, các nhóm ngành hàng hóa, vòng đời sản xuất, phương pháp định giá và vai trò của các bên tham gia thị trường.
M2 Overview of Types of Real Estate Investment (Khái quát về các loại hình đầu tư bất động sản) Cung cấp tổng quan về các loại hình đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.
M3 Investments in Real Estate through Publicly Traded Securities (Đầu tư bất động sản thông qua chứng khoán niêm yết) Bao gồm các công cụ như quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs), công ty điều hành bất động sản niêm yết (REOCs) và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS).
M4 Hedge Fund Strategies (Các chiến lược quỹ phòng hộ) Phân tích đặc điểm và phân loại các chiến lược đầu tư được áp dụng trong quỹ đầu cơ.Nghiên cứu chuyên sâu về các mô hình định giá đối với các công cụ đầu tư phi truyền thống.

2.8.3. Trong phạm vi CFA Level 3

Trong phạm vi Level 3, người học sẽ tìm hiểu sâu về các chiến lược đầu tư của quỹ phòng hộ và các yếu tố rủi ro, lợi nhuận, ràng buộc cần xem xét khi phân bổ tài sản cho các danh mục đầu tư thay thế (Alternative Investments) 

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1

2.8.4. Hedge Funds Strategy (Chiến lược quỹ phòng hộ)

Củng cố và mở rộng kiến thức đã được giới thiệu ở Level 2.
M2 Asset Allocation to Alternative Investments (Phân bổ tài sản vào đầu tư thay thế) Quản trị hiệu quả, xác định mục tiêu đầu tư, phân bổ quyền và trách nhiệm, xây dựng phân bổ tài sản chiến lược và thiết lập hệ thống giám sát.

2.8.5. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Sau khi hoàn thành môn Alternative Investments (Đầu tư thay thế) trong chương trình CFA, học viên sẽ trang bị được những kiến thức và kỹ năng quan trọng, có thể áp dụng trực tiếp vào thực tế:

Nhóm kỹ năng Kiến thức & kỹ năng đạt được
Kỹ năng phân tích chiến lược đầu tư của quỹ đầu cơ
  • Đánh giá các chiến lược phổ biến như long/short equity, arbitrage và global macro.
  • Hiểu cách các chiến lược này đóng góp vào lợi nhuận và kiểm soát rủi ro trong danh mục đầu tư.
Kỹ năng quản lý rủi ro và lợi nhuận
  • Nhận diện các rủi ro đặc thù của tài sản phi truyền thống, bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý và biến động thị trường.
  • Cân nhắc lợi nhuận kỳ vọng và mức độ rủi ro để đưa ra các quyết định đầu tư tối ưu, đảm bảo hiệu quả dài hạn cho danh mục đầu tư.
Kỹ năng ra quyết định phân bổ tài sản
  • Phân tích và đánh giá các ràng buộc như thanh khoản, quy định pháp lý và nhu cầu của nhà đầu tư.
  • Tối ưu hóa việc phân bổ tài sản vào các công cụ đầu tư phi truyền thống, nhằm tối đa hóa giá trị và hiệu quả hoạt động của danh mục đầu tư.
Kỹ năng đánh giá vai trò của các khoản đầu tư phi truyền thống trong danh mục đầu tư tổng thể
  • Ứng dụng cả phân tích định lượng và định tính để đưa ra quyết định đầu tư chiến lược.
  • Sử dụng các phương pháp định giá, phân tích rủi ro-lợi nhuận và công cụ phân bổ tài sản để xây dựng danh mục phù hợp với mục tiêu tài chính.
Ứng dụng thực tế
  • Quản lý danh mục đầu tư cá nhân hoặc chuyên nghiệp.
  • Làm việc trong các công ty quản lý quỹ, tổ chức tài chính hoặc đảm nhiệm các vị trí tư vấn đầu tư chuyên sâu.

Xem thêm: Alternative Investments CFA: Đa dạng hóa loại hình đầu tư

2.9. Portfolio Management (Quản lý danh mục đầu tư)

Môn Portfolio Management (Quản lý danh mục đầu tư) là một trong ba chủ đề quan trọng nhất trong kỳ thi CFA, bên cạnh Ethics và Financial Statement Analysis. Môn học này tập trung vào cách lập kế hoạch và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả, giúp nhà đầu tư đạt được mục tiêu tài chính đề ra. 

Môn Quản lý danh mục đầu tư trong chương trình CFA có tỷ trọng tăng dần qua các Levels, Ở Level 1, nội dung môn học này ở mức tương đối nhẹ nhàng, sau đó mở rộng phạm vi và trọng số ở Level 2. 

Tỷ trọng môn Portfolio Management trong bài thi CFA

Ở CFA Level 3, không có module riêng biệt dành cho Portfolio Management. Thay vào đó, môn học này được đưa vào Pathways (Portfolio Management hoặc Private Markets or Private Wealth), chiếm 30 – 35% bài thi CFA Level 3. 

2.9.1. Trong phạm vi CFA Level 1

Người học sẽ được trang bị những khái niệm và kiến thức cơ bản liên quan đến danh mục đầu tư, cách thức đo lường lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư, lập kế hoạch và xây dựng danh mục đầu tư, quản lý rủi ro của danh mục…

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Portfolio Risk and Return: Part 1 (Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư: Phần 1) Mô tả các loại tài sản mà nhà đầu tư cần cân nhắc khi hình thành danh mục đầu tư
M2 Portfolio Risk and Return: Part 2 (Lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư: Phần 2) Giải thích rủi ro hệ thống và phi hệ thống
M3 Portfolio Investment: An Overview (Tổng quan về đầu tư theo danh mục) Mô tả phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư
M4 Basics of Portfolio Planning and Construction (Hoạch định và tạo lập danh mục đầu tư) Tập trung thảo luận về IPS (Tuyên bố chính sách đầu tư)
M5 The Behavioral Biases of Individuals (Tài chính hành vi) Thảo luận về các hành vi và tác động của chúng với việc đưa quyết định Tài chính
M6 Introduction to Risk Management (Giới thiệu về quản trị rủi ro) Định nghĩa Quản lý rủi ro và các yếu tố của quản trị rủi ro

2.9.2. Trong phạm vi CFA Level 2

Portfolio Management Level 2

Đối với môn học Portfolio Management Level 2, người học sẽ được bổ sung những phần kiến thức sau:

  • Cách đo lường và kiểm soát được rủi ro để đảm bảo danh mục được tối ưu nhất. 
  • Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư bằng Back-testing và simulation.
  • Tìm hiểu về chiến lược đầu tư chủ động và phương pháp đánh giá chiến lược đầu tư chủ động.
STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Economics and Investment Markets (Kinh tế học và thị trường tài chính) Học cách xác định các phần bù rủi ro phù hợp cho các loại tài sản khác nhau.
M2  Analysis of Active Portfolio Management (Phân tích quản trị danh mục đầu tư chủ động) Sử dụng công cụ đánh giá quản lý chủ động và đưa ra quyết định phân bổ danh mục cho một nhà đầu tư.
M3 Exchange-Traded Funds: Mechanics and Applications (Các quỹ hoán đổi danh mục: Cách vận hành và áp dụng) Mô tả về chi phí, rủi ro và nguồn rủi ro của ETFs, cũng như nguồn chiết khấu thặng dư so với giá trị tài sản ròng (NAV)
M4 Using Multifactor Models (Sử dụng mô hình đa nhân tố) Xây dựng các danh mục để có cơ hội arbitrage và hiểu rõ các mô hình đa nhân tố khác nhau
M5 Measuring and Managing Market Risk (Đo lường và quản trị rủi ro thị trường) Đề cập đến các phương pháp đo lường rủi ro khác nhau cũng như các cơ chế để quản lý và kiểm soát rủi ro
M6 Backtesting and Simulation (Kiểm định lại và giả lập) Học phần này đề cập đến kiểm thử – một phần của đánh giá rủi ro của một chiến lược đầu tư, cũng như các bước và quy trình trong việc thực hiện kiểm thử cho một chiến lược.

2.9.3. Trong phạm vi CFA Level 3

Trong phạm vi CFA Level 3, người học sẽ được bổ sung những kiến thức sau về Portfolio Management (Quản lý danh mục đầu tư):

  • Tìm hiểu về tài chính hành vi và tác động của các thiên kiến về nhận thức hoặc cảm xúc tới quá trình ra quyết định đầu tư và phân bố tài sản.
  • Tìm hiểu sâu về các kế hoạch và chiến lược trong quản lý tài sản của các khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức, phân biệt các đặc tính về rủi ro và lợi nhuận đầu tư của 2 loại khách hàng này và đưa ra khuyến nghị phân bố tài sản.
  • Nghiên cứu sâu về các chiến lược giao dịch tài sản và đánh giá hiệu suất đầu tư của 1 nhà quản lý danh mục đầu tư, từ đó vận dụng giải quyết các bài toán thực tế trong doanh nghiệp nhằm đưa ra các chiến lược vận hành, đầu tư và quản trị tối ưu.

2.9.4. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Môn Portfolio Management trong chương trình CFA cung cấp kiến thức và kỹ năng quan trọng để xây dựng, quản lý và đánh giá danh mục đầu tư. Dưới đây là những kỹ năng chính mà học viên sẽ đạt được sau khi hoàn thành môn học này:

Nhóm kỹ năng Kiến thức & kỹ năng đạt được
Kiến thức nền tảng
  • Các khái niệm cơ bản liên quan đến danh mục đầu tư.
  • Cách thức đo lường lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư.
  • Hiểu biết về ngành quản lý tài sản, các quỹ tương hỗ và các công cụ đầu tư khác.
Kỹ năng xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả
  • Lựa chọn cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETF phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với yêu cầu cụ thể của khách hàng.
  • Ứng dụng lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (modern portfolio theory – MPT) để tạo danh mục tối ưu.
Kỹ năng quản lý rủi ro danh mục đầu tư
  • Đánh giá rủi ro danh mục bằng các chỉ số như VaR, Beta, Standard Deviation.
  • Áp dụng chiến lược sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn (Futures and Options Strategies).
  • Theo dõi biến động thị trường để điều chỉnh danh mục giảm thiểu tổn thất.
Kỹ năng phân bổ tài sản và chiến lược đầu tư 
  • Xây dựng chiến lược phân bổ tài sản chiến lược và chiến thuật.
  • Điều chỉnh danh mục đầu tư dựa trên chu kỳ kinh tế và điều kiện thị trường.
  • Quyết định áp dụng chiến lược đầu tư chủ động (Active Investing) hoặc thụ động (Passive Investing).
Kỹ năng đánh giá hiệu suất danh mục đầu tư
  • Đo lường hiệu suất danh mục so với chỉ số tham chiếu (benchmark).
  • Phân tích lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro bằng các chỉ số như Sharpe Ratio, Treynor Ratio.
  • Đưa ra khuyến nghị tối ưu hóa danh mục dựa trên hiệu suất thực tế.
Tư vấn đầu tư và lập kế hoạch tài chính
  • Xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn, tối ưu hóa lợi nhuận theo mục tiêu tài chính.
  • Hướng dẫn khách hàng lựa chọn danh mục phù hợp với khả năng tài chính.

2.10. Ethical and Professional Standards (Đạo đức và các chuẩn mực nghề nghiệp)

Ethical and Professional Standards (Tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp) là một trong những môn học quan trọng trong chương trình CFA, chiếm tỷ trọng lớn trong nội dung thi của cả ba cấp độ. Môn học này giúp học viên nắm vững các quy tắc đạo đức trong xử lý thông tin và giao dịch tài chính, đồng thời phát triển khả năng ra quyết định đúng đắn trong môi trường nghề nghiệp. Đây cũng là môn học nền tảng, đóng vai trò định hướng đạo đức và chuẩn mực chuyên môn cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính.

Tỷ trọng môn CFA Ethics

Môn Ethical and Professional Standards trong chương trình CFA được xem là một trong những môn học quan trọng nhất. Lý do là vì môn này chiếm tỷ trọng đáng kể trong đề thi, dao động từ 10% – 20% tùy theo Level. Hơn nữa, đây còn là một yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt kết quả đối với thí sinh rơi vào Band 10 (nhóm có điểm cao nhất trong số những người không vượt qua kỳ thi). Theo cập nhật mới nhất từ viện CFA, tỷ trọng của môn học này sẽ không có sự thay đổi vào năm 2025.

2.10.1. Trong phạm vi CFA Level 1

CFA Ethics Level 1

Môn học Ethics CFA Level 1 đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng đạo đức vững chắc cho các chuyên gia tài chính. Nội dung môn học không chỉ giúp học viên hiểu rõ về các quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn hành vi nghề nghiệp mà còn cung cấp công cụ để áp dụng các nguyên tắc đạo đức trong các tình huống thực tế của ngành đầu tư.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Ethics and Trust in the Investment Profession (Đạo đức và lòng tin trong nghề đầu tư) Giúp học viên hiểu rõ tầm quan trọng của đạo đức trong việc xây dựng lòng tin và xác định nghề nghiệp.
M2 Code of Ethics and Standards of Professional Conduct (Quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn hành nghề) Tập trung vào cấu trúc của Chương trình chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (Professional Conduct Program) của Viện CFA và quy trình thực thi các quy tắc và tiêu chuẩn này.
M3 Guidance for Standards I–VII (Hướng dẫn cho các Chuẩn mực số I – VII) Cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách áp dụng quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp trong các tình huống liên quan đến liêm chính nghề nghiệp.
M4 Introduction to the Global Investment Performance Standards – GIPS (Giới thiệu về tiêu chuẩn đạo đức trong báo cáo kết quả đầu tư) Giải thích lý do ra đời, đối tượng tuân thủ và lợi ích của việc tuân thủ các tiêu chuẩn GIPS.
M5 Ethics Application (Áp dụng chuẩn mực đạo đức) Giúp học viên đánh giá các thực tiễn, chính sách và hành vi trong ngành tài chính thông qua lăng kính của Quy tắc đạo đức và Tiêu chuẩn ứng xử nghề nghiệp của Viện CFA.

2.10.2. Trong phạm vi CFA Level 2

CFA Ethics Level 2

So với CFA Level 1, nơi học viên chủ yếu được cung cấp kiến thức cơ bản và lý thuyết về đạo đức và các tiêu chuẩn hành vi, các học phần của môn Ethics CFA trong Level 2 yêu cầu học viên phải phân tích các tình huống phức tạp và thực tế, đồng thời áp dụng các quy tắc đạo đức vào các quyết định đầu tư và quản lý tài sản.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1  Code of Ethics and Standards of Professional Conduct (Bộ quy tắc đạo đức và chuẩn mực hành nghề của viện CFA) Ứng dụng các tiêu chuẩn đạo đức trong các tình huống phức tạp mà các chuyên gia tài chính phải đối mặt
M2 Guidance for Standards I – VII (Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực I -VII) Các nguyên tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp quan trọng
M3 Application of the Code and Standards (Ứng dụng bộ quy tắc và tiêu chuẩn) Giới thiệu và rèn luyện khả năng nhận diện các hành vi sai phạm đạo đức trong các tình huống đơn giản.

2.10.3. Trong phạm vi CFA Level 3

Môn học Ethics tại CFA Level 3 không chỉ tiếp nối kiến thức và kỹ năng được xây dựng ở các cấp độ trước mà còn yêu cầu học viên áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức và hành vi chuyên nghiệp vào bối cảnh phức tạp của việc quản lý danh mục đầu tư và xây dựng chiến lược dài hạn.

STT Learning module (môn học)  Kiến thức trọng tâm
M1 Code of Ethics and Standards of Professional Conduct (Quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn hành nghề) Áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức trong bối cảnh rộng lớn hơn của việc quản lý danh mục đầu tư và xây dựng chiến lược dài hạn.
M2 Guidance for Standards I–VII (Hướng dẫn cho các Chuẩn mực số I – VII) Quản lý rủi ro, tuân thủ các nguyên lý đạo đức trong bối cảnh đa dạng các loại khách hàng và các mục tiêu tài chính khác nhau.
M3 Application of the Code and Standards: Level III (Áp dụng quy tắc và tiêu chuẩn: Cấp độ 3) Học cách phân tích và ra quyết định trong bối cảnh phức tạp kết hợp giữa các yếu tố đạo đức, chiến lược và pháp lý

2.10.4. Những kỹ năng sẽ đạt được từ môn học

Môn Ethical and Professional Standards trong chương trình CFA trang bị cho học viên những kỹ năng thiết yếu để đưa ra quyết định chuyên nghiệp và tuân thủ đạo đức trong lĩnh vực tài chính. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà học viên sẽ đạt được sau khi hoàn thành môn học này:

  • Nhận diện và phân tích các vấn đề đạo đức: Phát triển khả năng nhận diện các vấn đề đạo đức trong môi trường tài chính.
  • Áp dụng các quy tắc đạo đức trong thực tế: Học cách áp dụng các quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp vào các tình huống thực tế.
  • Giải quyết xung đột lợi ích: Rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống xung đột lợi ích.
  • Ra quyết định đạo đức trong môi trường phức tạp: Phát triển khả năng ra quyết định đạo đức trong những tình huống phức tạp.
  • Đánh giá và tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và hành vi chuyên nghiệp: Hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức và hành vi chuyên nghiệp của CFA vào thực tiễn công việc.
  • Quản lý rủi ro đạo đức trong đầu tư: Đánh giá và kiểm soát các rủi ro đạo đức trong các quyết định đầu tư.
  • Giao tiếp và tương tác với các bên liên quan một cách chuyên nghiệp: Phát triển khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng và các bên liên quan trong một môi trường đạo đức.

Xem thêm: CFA Ethics – Nguyên tắc đạo đức của một chuyên gia Tài chính

3. Tạm kết

Chương trình CFA trang bị cho học viên kiến thức toàn diện về tài chính, đầu tư và quản lý danh mục, giúp phát triển tư duy phân tích sắc bén và kỹ năng thực tiễn để thành công trong ngành. Mỗi môn học không chỉ cung cấp nền tảng chuyên môn vững chắc mà còn mang tính ứng dụng cao, từ quản lý danh mục, phân tích tài chính đến kiểm soát rủi ro và đạo đức nghề nghiệp.

Hành trình tự học CFA có thể đầy thách thức, nhưng với sự kiên trì và một chiến lược học tập hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể chinh phục chứng chỉ danh giá này. 

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
CFA Curriculum 2025 – Lần cập nhật lớn nhất kể từ 2020

CFA Curriculum là khung chương trình chính thức của kỳ thi CFA và được đổi...

Kế Hoạch Học CFA Level 2 Vô Cùng Hiệu Quả

CFA level 2 bao gồm những nội dung gì? Làm thế nào để xây dựng...

#1 Dòng Tiền Tự Do (FCF) Cho Doanh Nghiệp Là Gì? | SAPP

Khi các nhà đầu tư đánh giá sức khoẻ của một doanh nghiệp, để tránh...

Vốn đầu tư công là gì? Quản lý vốn đầu tư công như thế nào?

Vốn đầu tư công đóng góp lớn cho phát triển kinh tế quốc gia. Hoạt...

#Top 5+ Kênh Đầu Tư Tài Chính Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Khám phá Top 5+ kênh đầu tư tài chính phổ biến nhất hiện nay giúp...

FRM và CFA – Đầu tư chứng chỉ nào để tối ưu cơ hội nghề nghiệp?

Thị trường tài chính ngày càng phức tạp và cạnh tranh, đòi hỏi các “chuyên...

#1 Chứng Quyền Có Bảo Đảm Là Gì & Kiến Thức Cần Biết

 Chứng quyền có bảo đảm, tiếng anh là Covered warrant (CW) chính là loại chứng...

Khóa Học CFA Online Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao – Học Phí

Khóa học CFA Online từ cơ bản đến nâng cao là khoá học được nhiều...