#Học CFA Để Làm Gì? Học CFA Có Giúp Thăng Tiến Sự Nghiệp
Học CFA để làm gì? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người mới bắt đầu tìm hiểu về chứng chỉ CFA. Từ lâu, việc chinh phục chứng chỉ CFA đã trở thành mục tiêu đầu tiên cần đạt được để thành công của đa số nhân sự làm việc trong lĩnh vực Đầu Tư – Tài chính. Vậy, rốt cuộc CFA mang lại giá trị gì và học CFA để làm gì? Hãy cùng SAPP Academy đi tìm câu trả lời ngay dưới đây!
1. Mục đích học CFA để làm gì?
Khi theo đuổi một chứng chỉ trong bất kỳ lĩnh vực nào, chắc chắn các bạn đều đặt ra mục đích nhất định để đầu tư thời gian, chi phí để chinh phục nó. Chứng chỉ CFA cũng không ngoại lệ, trước khi học, câu hỏi “mục đích học CFA để làm gì” là băn khoăn nhiều người tự đặt ra để xác định phương hướng. Bởi vì lý do đó SAPP Academy cho ra đời khóa học CFA online nhằm hỗ trợ các học viên dễ dàng tiếp vận và theo đuổi chứng chỉ CFA danh giá.
-
Lợi ích đầu tiên của chứng chỉ CFA đối với nhân sự ngành Phân tích – Đầu tư – Tài chính hoặc những ai có định hướng phát triển Đầu tư cá nhân đó chính là kiến thức chuyên ngành vững chắc về tài chính. Chương trình học CFA không chỉ giúp bạn tạo ra mindset mà còn là góc nhìn toàn diện về những vấn đề Tài chính.
-
Ngoài ra, việc theo đuổi chứng chỉ CFA còn giúp bạn cải thiện tiếng Anh chuyên ngành, tự tin apply vào công ty lớn hoặc môi trường làm việc quốc tế.
2. Tổng quan chương trình học CFA
Khi bạn đã xác định rõ được học CFA để làm gì chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi: “Mình sẽ đọc học những gì trong chương trình học CFA?” Chương trình học CFA sẽ được thiết kế theo 3 Level với 10 môn học cố định. Mỗi level các bạn sẽ đều sẽ học 10 môn, tuy nhiên, tuy theo cấp độ, nội dung giảng dạy từng môn cũng nâng cao hơn.
-
Level 1: Hệ thống kiến thức nền tảng cơ bản trong lĩnh vực tài chính: thuật ngữ, khái niệm,…
-
Level 2: Kiến thức chuyên sâu, mở rộng hơn, trọng tâm vào mảng phân tích tài chính;
-
Level 3: Kiến thức nâng cao nhất, kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng vận dụng vào quản lý danh mục đầu tư.
10 môn học trong chương trình CFA được xếp vào 4 nhóm như sau:
-
Nhóm công cụ: bao gồm các công cụ thường được sử dụng để phân tích đầu tư: Quantitative methods; Economics; Financial Statement Analysis/ Financial Reporting and Analysis.
-
Nhóm tài sản có thể đầu tư: Equity Investments; Fixed Income; Derivatives; Alternative Investments
-
Nhóm quản lý danh mục: Corporate Issuers/ Corporate Finance; Portfolio Management.
-
Nhóm tiêu chuẩn đạo đức trong tài chính – đầu tư: Ethical and Professional Standards.
Chương trình CFA không chỉ đem đến cho bạn toàn bộ kiến thức lý thuyết về lĩnh vực Phân tích – Đầu Tư – Tài Chính mà còn cho người học tiếp xúc, thực hành với các tình huống thực tế. Từ đó, học viên có được được kiến thức, kỹ năng quan trọng và cần thiết sau khi kết thúc việc học.
3. Học chứng chỉ CFA mang lại lợi ích gì cho sự nghiệp của bạn?
Kiến thức chuyên ngành về Tài chính vững chắc mà chương trình học CFA mang lại sẽ giúp bạn tự tin làm việc và nói chuyện cùng đồng nghiệp, đối tác. Đây cũng sẽ là “bàn đạp” giúp bạn rút ngắn thời gian phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.
Mở rộng cơ hội nghề nghiệp cũng là lợi ích được nhiều học viên quan tâm khi tìm hiểu về chứng chỉ CFA. Từ lâu, chứng chỉ CFA đã được ngành tài chính coi là “bảo chứng vàng”, chứng minh năng lực của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Tính đến thời điểm hiện tại, trên toàn thế giới có trên 162 quốc gia công nhận và đề cao giá trị của chứng chỉ CFA. Vì lẽ đó, việc sở hữu CFA giống như có tấm vé để phát triển sự nghiệp không chỉ trong nước mà còn tại thị trường quốc tế.
Theo số liệu thống kê, trên thế giới có trên 25000 doanh nghiệp tuyển dụng ưu tiên CFA Charterholder để nâng cao tiêu chuẩn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trên 31000 công ty lấy chứng chỉ CFA là tiêu chuẩn để ra quyết định thăng chức hay tuyển dụng nhân viên.
Không chỉ đem đến cơ hội về nghề nghiệp hay thăng tiến vị trí cao trong doanh nghiệp, CFA còn mang lại cho bạn lợi ích về mức lương thưởng đáng mơ ước. Bởi càng lên một vị trí cao, mức lương của bạn cũng sẽ tăng tương ứng. Theo trang Salary Expert, mức lương trung bình của một CFA Charterholder là 470.584.783 VNĐ/năm. Bên cạnh đó, dự tính trong năm 2025, mức lương sẽ lên đến 672.448.898 VNĐ/năm.
4. Ngoài mức lương đáng mơ ước, chứng chỉ CFA còn mang lại giá trị gì?
Hơn cả việc đem lại một mức lương đáng mơ ước, chứng chỉ CFA còn giúp bạn làm đẹp hồ sơ cá nhân, nâng cao địa vị, khẳng định giá trị bản thân.
Sở hữu chứng chỉ CFA là đòn bẩy giúp bạn nhanh chóng bước đến vị trí đỉnh cao trong ngành. Đồng thời CFA cũng trở thành trung gian kết nối bạn và những chuyên gia, những nhà lãnh đạo có địa vị cao trong lĩnh vực Tài Chính. Từ đó, bạn có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ với 178000 hội viên toàn cầu và học hỏi, phát triển bản thân mạnh mẽ hơn.
Hơn nữa, CFA còn thường xuyên tổ chức các sự kiện để cập nhật kiến thức, kỹ năng theo xu hướng thị trường. Do đó, bạn sẽ có cơ hội trở thành một trong những người luôn đón đầu xu thế và rút ngắn thời gian phát triển bản thân trong tương lai.
Kết luận
Với những chia sẻ trên đây của SAPP, hy vọng các bạn đã hiểu được mục đích học CFA để làm gì và nắm được những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi sở hữu CFA. Để chinh phục chứng chỉ CFA, chặng đường học tập nghiên cứu của bạn sẽ không đơn giản. Bởi vậy, nếu bạn có dự định thi chứng chỉ CFA thì hãy lên sẵn tinh thần, khởi đầu hành trình ngay từ bây giờ nhé!
Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!
Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline